Mách chị em mẹo khử sạch bay mùi hôi cho chăn lâu ngày không sử dụng, mẹ chồng khó tính cũng phải thán phục

Dưới đây là một số mẹo loại trừ những mùi hôi ấy đơn giản và gọn nhẹ, ai cũng có thể làm được, không cần phải mang chăn ra tiệm giặt là.

1. Giặt vào những ngày nắng nóng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bạn nên giặt máy thay vì giặt khô rồi phơi ở chỗ thoáng, nhiều nắng để tiêu diệt mọi vi khuẩn, nấm mốc. Nếu trời có bất chợt đổ mưa, chuyển giông và chăn vẫn còn ẩm ướt, bạn dùng máy sấy để sấy chăn cho khô và thơm tho. Bạn nên để nguội chăn rồi mới sử dụng và không gấp chăn sau khi ngủ dậy.

2. Dùng xà phòng giặt

Để chăn thêm mềm mại và bền hơn, bạn cần chọn xà phòng để giặt chăn lông nên sử dụng loại có độ PH trung bình, ít bọt và kiềm thấp. Thậm chí nếu quá khó khăn trong việc lựa chọn xà phòng, bạn có thể sử dụng ngay nước rửa bát cũng không tệ.

3. Giới hạn số lượng

Không vì tiết kiệm thời gian hay lười biếng mà bạn cứ nhồi nhét 2-3 chăn vào lồng giặt một lúc. Việc này vừa làm giảm tuổi thọ của máy giặt, vừa giặt chăn không sạch lại còn dễ làm hỏng đồ đạc. Thêm vào đó, bạn nên bật máy giặt chế độ vắt khô bình thường rồi đem phơi chăn trực tiếp dưới ánh nắng sẽ dễ dàng loại bỏ mùi hôi hơn.

Một số lưu ý đối với từng loại chăn khác nhau:

Chăn lông vũ: Đây là loại chăn giữ ấm tốt, được nhiều gia đình chọn lựa để đắp cho bà mẹ và trẻ em. Bạn có thể phơi chăn ngoài nắng nhưng không nên để quá lâu, khoảng 30 phút trở lại rồi để ở nơi râm mát để giữ độ mềm mại cho lớp lông. Nếu sau khi phơi, chăn vẫn còn mùi hôi thì bạn dùng bình xịt xịt nước chanh lên bề mặt rồi phơi khô ở nơi râm mát.

Chăn tơ tằm: Chăn tơ tằm mỏng, nhẹ và chỉ cần phơi ở nơi thoáng gió sẽ bay hết mùi. Tuy nhiên, tránh phơi chăn ở nơi ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, sợi tơ tằm sẽ bị giòn và hết tác dụng giữ ấm.

Ảnh minh họa

Chăn len: Sợi len luôn bị bám mùi lâu nên cách khử mùi cũng có đôi chút phức tạp và kỳ công hơn. Dùng rượu cồn phun lên mặt cho 1 ít gạo rắc lên trên, dùng cọ rửa mặt mềm chà 1-2 lần, khi làm cần thật nhẹ nhàng. Đợi len khô, giũ gạo ra khỏi chăn, cuộn thật chặt, đặt long não lên, để 1-2 tháng, mùi hôi sẽ bay hơi cùng cồn và long não. Chú ý không được giặt ướt chăn len mà chỉ chọn phương pháp giặt khô mà thôi.

Một số mẹo vặt giúp giặt chăn ga gối đệm hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn

Nếu bạn bận rộn và chưa có kỹ năng giặt thì nên sử dụng máy giặt cửa trước để giặt vì máy giặt cửa trước thường có khối lượng giặt tải lớn, nếu không có thì nên đem chăn tới các tiệm giặt là chuyên nghiệp.

Còn khi bạn tự giặt thì nên dùng xà phòng để giặt chăn lông nên sử dụng loại có độ PH trung bình, ít bọt và kiềm thấp để giúp lông chăn mềm mại và bền hơn. Nếu không có loại xà phòng đó bạn có thể cho một giọt nước rửa bát để giặt.

Bạn không nên nhồi nhét quá nhiều chăn ga gối vào máy giặt sẽ dễ làm hỏng sản phẩm và không làm sạch được hết vết bẩn.

Không nên sấy khô chăn ga gối đệm quá lâu trong máy giặt. Bạn nên sấy khô vừa phải sau đó đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Không làm khô chăn lông vũ bằng phần vắt nhiệt. Điều này có thể làm những chiếc lông dính vào phần bóng cứng trong máy giặt. Vắt ở nhiệt độ thấp và để vào 2 quả bóng tennis để giúp làm tơi những chiếc lông.

Lấy chăn ra khỏi máy và treo lên. Lắc đều để phân phối lại lông và đặt chăn sau một chiếc máy sấy mát. Chờ cho đến khi chăn khô hoàn toàn, tơi và lông đã về nếp.

Bạn cũng không nên sấy khô quá lâu trong máy giặt. Bạn nên sấy khô vừa phải sau đó đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Theo Mộc/Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/mach-chi-em-meo-khu-sach-bay-mui-hoi-cho-chan-lau-ngay-khong-su-dung-me-chong-kho-tinh-cung-phai-than-phuc/20200418084828046