Mách bạn cách cứu điện thoại nếu chẳng may rơi xuống nước

Nếu chẳng may bạn rơi điện thoại vào nhà vệ sinh, bồn rửa hoặc bể bơi thì cũng đừng hoảng sợ mà hãy nhanh tay vớt thiết bị lên và làm các biện pháp dưới đây, đảm bảo khả năng sống sót của điện thoại sẽ rất cao.

Trước hết, hãy nhanh chóng lấy điện thoại ra khỏi nước càng nhanh càng tốt. Càng để điện thoại ngâm trong nước lâu thì nước càng thấm qua các lỗ hổng của điện thoại vào bên trong máy. Sau khi lấy ra khỏi nước, bạn cần ngay lập tức thực hiện làm những bước sau:

Những việc không nên làm:

- Không được bật máy lên

- Đừng ấn vào bất kỳ nút hoặc phím nào

- Không lắc máy, không gõ vào điện thoại

- Không thổi vào các cổng điện thoại. Bởi điều này có thể khiến nước càng thâm nhập sâu vào các bộ phận bên trong điện thoại gây hư hỏng thêm máy.

- Không làm nóng thiết bị lên như sử dụng máy sấy hoặc lò vi sóng.

10 bước cứu điện thoại sau khi bị rơi xuống nước

1. Tắt máy ngay lập tức và giữ máy thẳng đứng

2. Tháo vỏ bảo vệ (nếu có), tháo SIM và thẻ microSD khỏi khe cắm

3. Mở nắp lưng và tháo pin (nếu được).

4. Dùng khăn, tay áo hoặc khăn giấy để thấm điện thoại. Tránh lây chất lỏng ra thêm các bộ phận khác trên máy, bởi vì có thể đẩy chúng vào nhiều lỗ hổng hơn trên điện thoại. Chỉ cần để điện thoại trên miếng thấm càng lâu càng tốt.

Thấm khô điện thoại bằng vải.

5. Nếu nước gây tổn hại rộng hơn, bạn có thể sử dụng chân không để hút nước một cách cẩn thận từ những chỗ hổng khó tiếp cận hơn. Đảm bảo mọi bộ phận nhỏ, chẳng hạn như thẻ nhớ microSD, thẻ SIM hoặc pin, đều không hoạt động trước khi thực hiện việc này.

6. Vùi điện thoại vào trong thùng gạo. Gạo hút nước rất tốt và đây thực sự là phương pháp phổ biến để làm khô smartphone và máy tính bảng nếu chẳng may rơi xuống nước. Bạn cũng có thể mua túi đựng chuyên dụng để làm khô điện thoại. Bạn nên vùi điện thoại vào trong gạo càng sớm càng tốt ngay sau khi vớt ra khỏi nước.

7. Hãy để điện thoại của bạn khô trong một hoặc hai ngày. Đừng vội bật máy lên ngay. Nếu có điện thoại cũ hoặc mượn điện thoại của ai đó để đặt thẻ SIM của bạn vào.

Hãy để điện thoại khô trong một hoặc hai ngày mới sử dụng trở lại.

8. Sau vài ngày, bạn có thể tháo điện thoại ra khỏi mặt sau của gạo, lắp pin vào điện thoại và bật điện thoại lên.

9. Nếu điện thoại của bạn không bật được lên, hãy thử sạc pin. Nếu sạc pin không vào có thể pin bị hỏng. Nếu có thể bạn thử thay pin mới hoặc mang điện thoại đến cửa hàng để nhờ các chuyên gia kiểm tra xem vì sao.

10. Nếu điện thoại của bạn đã bật được lên hay sử dụng thử mọi chức năng, chẳng hạn kiểm tra loa, đáp ứng của màn hình, camera chụp ảnh...và vẫn nên theo dõi chặt chẽ trong vài ngày sau đó.

Để tránh làm hỏng điện thoại, bạn không nên sử dụng điện thoại khi đi bơi, trong phòng tắm hoặc khi nấu ăn.

Sử dụng vỏ chống nước

Hy vọng rằng các bước trên đây sẽ giúp bạn cứu được điện thoại của mình khỏi bị hỏng do nước gây ra. Sau đó, biện pháp phòng chống tốt nhất là bạn nên trang bị cho “chú dế” của mình một chiếc vỏ bảo vệ chống thấm nước. Chẳng hạn một số vỏ bảo vệ chống thấm nước của thương hiệu Otterbox, Griffin Survivor, Catalyst...

Chọn mua điện thoại có khả năng chống thấm nước

Một số điện thoại được quảng cáo có khả năng “chống thấm nước”. Lưu ý rằng, khi các nhà sản xuất điện thoại nói điều này, nó chỉ được áp dụng trong một hoàn cảnh đặc biệt. Khả năng chống thấm nước của điện thoại thường phụ thuộc vào độ sâu trong nước và thời gian ngâm mình trong nước. Bạn nên kiểm tra điều đó trong cam kết sản phẩm của nhà sản xuất trước khi quyết định mua và đặt hoàn toàn niềm tin vào quảng cáo đó.

Tuệ Minh

Nguồn XHTT: http://xahoithongtin.com.vn/trai-nghiem/201708/mach-ban-cach-cuu-dien-thoai-neu-chang-may-roi-xuong-nuoc-576928/