Lý giải khả năng 'bất tử', rơi từ nóc nhà không chết của loài kiến

Kiến là loài động vật nhỏ bé sở hữu nhiều 'năng lực siêu phàm' mà con người cũng phải ngả mũ thán phục. Đặc biệt, chúng gần như chẳng bị tổn thương gì khi rơi xuống từ nóc của các tòa nhà cao ốc.

 Kiến là loài có kích thước vô cùng bé nhỏ nên sức cản của không khí làm cho vận tốc rơi của chúng rất chậm, đôi khi gia tốc của chúng còn âm (do gió thổi ngược lên). Do vậy, chúng gần như không bị tổn thương gì khi rơi từ trên cao xuống.

Kiến là loài có kích thước vô cùng bé nhỏ nên sức cản của không khí làm cho vận tốc rơi của chúng rất chậm, đôi khi gia tốc của chúng còn âm (do gió thổi ngược lên). Do vậy, chúng gần như không bị tổn thương gì khi rơi từ trên cao xuống.

Kiến là động vật thuộc bộ cánh màng, lớp sâu bọ. Nhà khoa học Corrie Moreau và các đồng nghiệp người Pháp đã công bố một nghiên cứu cho thấy kiến xuất hiện cách đây từ 140 đến 170 triệu năm. Có nghĩa chúng là sinh vật cổ đại bậc nhất vẫn tồn tại cho đến ngày nay, bất chấp sự biến động dữ dội của trái đất.

Điều đó cho thấy kiến có khả năng sinh tồn rất cao trong tất cả các điều kiện thời tiết. Kiến là loài sống bầy đàn, mỗi tổ kiến trung bình có khoảng 100.000 con trong một đàn với một mẹ duy nhất (kiến Chúa, có thể sống dai tới 30 năm).

Kiến được xem là loài mạnh nhất vì chúng có thể vác thức ăn nặng hơn cơ thể cả 10 lần. Nhưng để vận chuyển lượng thức ăn nặng nề đó, chúng phải dùng sức mạnh tập thể của cả ngàn con.

Một số bộ lạc trên thế giới dùng kiến để chữa lành vết thương. Khi bị thương, họ nhặt một vài con kiến thuộc đàn kiến quân đội có kích thước lớn và để chúng cắn ở hai bên vết thương.

Khi một con trong đàn chết, xác chúng sẽ được đàn đưa ra khỏi tổ nhằm giữ vệ sinh, tránh nhiễm trùng hoặc dịch bệnh lây lan trong tổ. Trong đàn kiến luôn có một con kiến chuyên phụ trách công việc này.

Loài kiến ở vùng Amazon có khả năng sinh sản vô tính, tạo ra các bản sao giống hệt với những con kiến mẹ. Theo các nhà nghiên cứu, đặc điểm sinh sản vô tính của loài kiến xuất phát từ một loài nấm, nguồn thức ăn truyền thống của kiến từ hơn 80 triệu năm nay.

Kiến là loài côn trùng có hệ thống tổ chức rất tiến bộ. Một đàn kiến bao gồm nhiều kiến thợ phụ trách các công việc khác nhau như tìm kiếm thức ăn, canh gác, chăm sóc trứng và các con kiến nhỏ.

Kiến Attine làm nông nghiệp bằng cách trồng nấm. Chúng thậm chí còn sử dụng các loại "thuốc trừ sâu" đặc biệt để chống ký sinh trùng làm ảnh hưởng đến vụ mùa.

Các nhà khoa học đã khám phá ra 5 hệ thống nông nghiệp khác nhau. Tất cả loài kiến làm nông nghiệp đều có chung một số thói quen trong vườn nấm, chứng tỏ rằng chúng có thể đã chia sẻ cho nhau các bí quyết khi làm nông nghiệp.

Kiến biết nuôi côn trùng như rệp và sâu bướm để lấy chất ngọt tiết ra từ những con côn trùng này. Giống như những người chăn bò, các con kiến bảo vệ côn trùng nuôi khỏi sự hăm dọa của kẻ săn mồi và di cư theo từng đàn.

Khi đến thời điểm thu hoạch chất ngọt từ bầy côn trùng, kiến “vắt sữa” bằng cách dùng râu của chúng.

Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất Trái đất. Nguồn: Yan News

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ly-giai-kha-nang-bat-tu-roi-tu-noc-nha-khong-chet-cua-loai-kien-1524864.html