Lý giải của chuyên gia về quan niệm ăn hồng với cua bị sỏi dạ dày

Trong danh sách những thực phẩm kiêng kị ăn cùng nhau luôn đề cập đến cua và quả hồng, nhiều nguồn tin còn khẳng định, ăn cua và quả hồng sẽ bị mắc bệnh dạ dày. Dưới đây là giải thích của chuyên gia về vấn đề này. Quan niệm phổ biến ăn hồng với cua bị trúng độcHồng và cua dưới lý giải khoa học1. Thức ăn biến đổi:2. Tổng hợp:3. Đối kháng:Minh Minh

Quan niệm phổ biến ăn hồng với cua bị trúng độc

"Cua và hồng không thể ăn cùng nhau, nếu không sẽ bị đầu độc."

"Cua + hồng = thạch tín"

"Phụ nữ ăn cua với quả hồng lâu ngày sẽ chết vì bị chảy máu..."

Trên các báo mạng, trang tin, diễn đàn, nhà hàng hay thậm chí bếp gia đình người ta đều có thể dễ dàng nhìn thấy những thông tin liên quan đến những thực phẩm kiêng kị ăn cùng nhau.

Hồng là loại quả rất bổ dưỡng nhưng ăn quá nhiều có thể gây tắc ruột.

Hồng là loại quả rất bổ dưỡng nhưng ăn quá nhiều có thể gây tắc ruột.

Những người đã biết sẽ luôn hảo tâm nhắc nhở những người chưa biết về tác hại của việc ăn cua cùng với quả hồng: "Cua và hồng không thể ăn cùng một lúc, sẽ chết người!"

Do vấn đề có liên quan đến sống chết nên ai cũng mang tâm lý "Thà tin là có" để tránh xa "cho lành". Vậy đâu là sự thật?

Theo các bác sĩ dinh dưỡng, thông tin về việc cua không thể ăn cùng quả hồng đã xuất hiện từ thời Đông Tấn ở Trung Hoa cổ đại, được ghi lại trong một cuốn sách cổ về chăm sóc sức khỏe.

Theo cuốn sách này, hồng và cua dùng cùng nhau sẽ khiến người ăn bị đau bụng. Dưới con mắt của y học hiện đại, các bác sĩ lại có lý giải khác cho hai loại thực phẩm này.

Hồng và cua dưới lý giải khoa học

Các chuyên gia lý giải, sở dĩ cua và hồng không thể ăn được cùng nhau là vì hồng có chứa axit tannin. Khi chất này xâm nhập vào cơ thể con người, kết hợp với những loại thức ăn giàu protein (như thịt cua chẳng hạn) sẽ kết tủa tạo thành sỏi trong dạ dày và không dễ dàng thải ra ngoài.

Ăn hồng với cua không bị trúng độc như nhiều người vẫn nghĩ.

Cũng theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa cua và hồng không đến mức khủng khiếp như mọi người đã truyền. Cũng không phải tất cả những ai ăn hai loại này cùng nhau sẽ bị sỏi dạ dày. Điều này có liên quan đến chức năng đường tiêu hóa của mỗi người mạnh khác nhau do vậy đưa đến kết quả cũng sai biệt.

Khi sỏi dạ dày được hình thành, nó sẽ gây viêm niêm mạc của đường tiêu hóa, dễ dàng tạo ra sự tắc nghẽn trong hệ tiêu hóa. Trong trường hợp nghiêm trọng, phải tiến hành phẫu thuật nhưng thông thường, nó chỉ khiến người ta cảm thấy chướng bụng, khó chịu không thoải mái.

Cua không phải thực phẩm duy nhất bạn cần hạn chế ăn cùng quả hồng.

Từ đó suy ra, không chỉ với cua mà với những loại thực phẩm giàu protein khác cũng không thể ăn cùng với hồng, nếu không dễ gây khó chịu cho dạ dày. Người vốn bị bệnh về dạ dày ăn hồng có thể khiến bệnh nặng hơn, có thể khiến dạ dày sưng lên. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra bệnh về đường ruột.

Theo đó, không chỉ là quả hồng mà những loại trái cây khác giàu chất tannin như: Hồng xiêm, ổi hay chất pectin và axit citric (táo, mận, cam, chanh...), ăn khi bụng đói, nó cũng sẽ gây khó chịu cho dạ dày. Vì vậy những loại quả này, tốt nhất nên dùng khoảng một giờ sau bữa ăn.

Còn có những thực phẩm được tuyên truyền là cần kiêng kị khác, chẳng hạn như hải sản và quả chứa nhiều vitamin C, trứng và sữa đậu nành, rau bina và đậu phụ... Mọi người được cảnh báo rằng nếu ăn 2 loại kết hợp như trên, cơ thể sẽ suy yếu, bị bệnh. Thực tế, nếu ăn xong mà cảm thấy không khỏe thì chỉ có thể do bạn ăn phải thực phẩm bẩn hay ăn chưa đúng cách (ăn đồ chưa chín kỹ, chưa rửa sạch...).

Bởi một khi các loại thức ăn khác nhau đã vào dạ dày thì chỉ có ba trường hợp sau sẽ xảy ra:

1. Thức ăn biến đổi: Chúng chuyển hóa lẫn nhau dưới tác động của các enzyme liên quan.

2. Tổng hợp: Một chất dinh dưỡng nãy dùng để thúc đẩy sự hấp thụ của một chất dinh dưỡng khác của cơ thể. Chẳng hạn như vitamin C có thể thúc đẩy sự hấp thụ chất sắt cho cơ thể.

3. Đối kháng: Hai chất dinh dưỡng không phù hợp khi chúng ngăn chặn không cho cơ thể hấp thụ lẫn nhau.

Do vậy cái gọi là danh sách thực phẩm kiêng kị hiện đang lưu hành và được nhiều người tin tưởng chỉ là một sự hiểu lầm gây ra do sự nhầm lẫn giữa sự trùng hợp ngẫu nhiên và hiện tượng phổ biến.

Minh Minh (Theo Sohu)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/ly-giai-cua-chuyen-gia-ve-quan-niem-an-hong-voi-cua-bi-soi-da-day-a274790.html