Lý do thật Đức kiên quyết bảo vệ Nord Stream-2

Dự án đường ống dẫn khí đốt của Nga sẽ gây thiệt hại cho nước Đức, là lý do mà Berlin kiên quyết không để chịu bồi thường.

Ông Gabriel Felbermayr, chuyên gia của tạp chí kinh tế Đức WirtschaftsWoche mới đây đã trình bày nguyên nhân dẫn đến việc Berlin kiên quyết bảo vệ dự án Nord Stream-2 bất chấp các nỗ lực trừng phạt của đồng minh Mỹ và sức ép từ các thành viên trong khối Liên minh EU.

Tàu lắp đặt đường ống Nord Stream-2 Fortuna.

Tàu lắp đặt đường ống Nord Stream-2 Fortuna.

Theo ông Gabriel, việc dừng dự án Nord Stream-2 không giúp đạt được những nhượng bộ chính trị từ Moscow. Điều này sẽ không làm tê liệt hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga và các nguồn năng lượng khác.

Ông cho rằng, đòn bẩy kinh tế sẽ không thể “gây áp lực với Nga”. Các biện pháp trừng phạt chủ yếu có hiệu lực đối với các nước nhỏ còn “Nga không nằm trong số đó”.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh việc Nord Stream-2 ngừng hoạt động sẽ không mang lại lợi ích chính trị và về mặt kinh tế sẽ kéo theo chi phí lớn.

Trong trường hợp này, các công ty tham gia dự án sẽ mất hàng tỉ USD đầu tư và bắt đầu chịu lỗ do các vụ kiện. Châu Âu sẽ mất một dự án cơ sở hạ tầng lớn.

Đồng thời, lục địa này vẫn sẽ cần khí đốt tự nhiên trong một thời gian dài để chuyển sang các nguồn năng lượng trung hòa với khí hậu.

Ngoài ra, ông Gabriel chỉ ra tình trạng nhập khẩu khí đốt từ các nước khác không hiệu quả. Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ cần được hóa lỏng và vận chuyển, chúng sẽ tốn một lượng năng lượng và tiền bạc rất lớn. Hơn nữa, khí như vậy có hại hơn cho môi trường.

Các nhà cung cấp khác, chẳng hạn như Algeria và Libya, không phải là lựa chọn thay thế đáng tin cậy cho châu Âu trong khi ở trường hợp này, hầu hết các chi phí và rủi ro sẽ do châu Âu gánh chịu.

Rõ ràng, ở khí cạnh của người muốn gây sức ép cho Nga mà lại muốn kiếm thêm lợi ích từ châu Âu như Mỹ thì Washington rõ ràng càng mong muốn dự án bị đình chỉ.

"Không có gì ngạc nhiên khi Mỹ phản đối dự án này”, ông Gabriel nói thêm.

Ông Gabriel nhấn mạnh rằng, bên cạnh việc hoàn tất dự án, EU cần một mối quan hệ chính trị với Moscow. Ông phân tích, hai bên cần phát triển tiềm năng thương mại, cũng như đưa vào vận hành đường ống dẫn khí Nord Stream-2 trong thời gian sớm nhất.

“Sẽ rất có hại và nguy hiểm cho EU nếu có một quốc gia thù địch gần biên giới của mình” - ông Gabriel kết luận.

Trước đó đã có nhiều học giả lý giải về việc này, khả năng dự án Nord Stream-2 sẽ được Đức ủng hộ bất kể sức ép như thế nào bởi Berlin sẽ là bên phải chịu bồi thường nếu dự án không được tiếp tục.

ông Waldemar Gerdt một thành viên của Ủy ban Quốc hội Đức về các vấn đề quốc tế từ đảng Thay thế cho Đức (AFD) nhận định, việc từ chối xây dựng dự án Nord Stream-2 có thể dẫn đến mức phạt hàng tỉ euro.

"Nord Stream-2 không đơn thuần là một dự án của Đức hay Nga, trong đó hơn 100 công ty tham gia. Tất cả đều nhận được sự cho phép, làm thủ tục thích hợp và bỏ tiền đầu tư.

Nếu bây giờ Đức dừng xây dựng Nord Stream-2 bằng một quyết định chính trị, thì chúng tôi sẽ phải đối mặt với hành phạt lên tới hơn 10 tỉ euro. Đó là bồi thường thiệt hại cho tất cả các công ty này” - ông Gerdt nói.

Ngoài ra, theo các chiến lược năng lượng của mình, Đức đã trông đợi nhiều vào khí đốt của Nga để chuẩn bị “sang trang” thời đại sử dụng năng lượng nguyên tử. Sau thảm họa Fukushima, Thủ tướng Đức Angela Merkel hứa đóng cửa nhà máy điện hạt nhân cuối cùng vào khoảng năm 2022. Đức hiện là khách hàng lớn nhất của các tập đoàn dầu khí Nga, mua vào 40 tỉ mét khối khí đốt một năm.

Trong khi đó, Mỹ với kế hoạch cung cấp khí đốt hóa lỏng cho châu Âu không thấy có lợi khi xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức được hoàn thành. Ông Gerdt cho rằng, đây là hành động cạnh tranh không lành mạnh.

Vấn đề nghiêm trọng nhất đối với dự án cho đến nay là khi sau khi dự án đã khởi công thì mới bổ sung Chỉ thị Khí đốt của EU, yêu cầu nhà cung cấp khí đốt và chủ sở hữu đường ống phải là các đơn vị khác nhau và một nhà cung cấp độc lập chỉ được cung cấp 50% nhiên liệu được bơm.

Có nghĩa là Gazprom sẽ chỉ có thể sử dụng một nửa công suất đường ống và thời gian hoàn vốn của dự án ít nhất sẽ tăng gấp đôi. Gazprom đã đệ đơn lên tòa án quốc tế Toronto yêu cầu EU nếu không thay đổi điều kiện thì phải đền bù số tiền 8 tỷ euro tương đương số tiền đã xây dựng dự án.

Huy Vũ

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/ly-do-that-duc-kien-quyet-bao-ve-nord-stream-2-3428814/