Lý do Syria trở thành một phần quan trọng trong chiến lược năng lượng của Nga

Syria rất quan trọng đối với Nga. Syria có đường bờ biển dài và từ đây có thể vận chuyển các sản phẩm dầu và khí đốt (cho nước mình hoặc cho các đồng minh, đặc biệt là Iran) để xuất khẩu vào các trung tâm dầu khí lớn ở Hy Lạp, Ý hoặc sang phía bắc, tây và đông châu Phi.

Theo OilPrice, Syria rất quan trọng đối với Nga vì ba lý do chính. Thứ nhất, quốc gia Trung Đông này hiện là nơi được Moscow gây dựng uy tín và vun đắp các mối quan hệ trong nhiều năm với nỗ lực tạo nên một đối trọng về phạm vi ảnh hưởng với Mỹ.

Thứ hai, Syria có đường bờ biển dài và từ đây có thể vận chuyển các sản phẩm dầu, khí đốt (cho nước mình hoặc cho các đồng minh, đặc biệt là Iran) để xuất khẩu vào các trung tâm dầu khí lớn ở Hy Lạp, Ý hoặc sang phía bắc, tây và đông châu Phi.

Thứ ba, Syria là một trung tâm quân sự quan trọng, với một cảng hải quân chính (Tartus), một căn cứ không quân chính (Latakia) và một trạm quan sát chính (ngay bên ngoài Latakia). Theo Phó Thủ tướng Nga, Yuri Borisov, Moscow hiện đang nỗ lực khôi phục ít nhất 40 cơ sở năng lượng ở Syria trong nỗ lực mở rộng nhằm tăng cường tiềm năng dầu khí cho đất nước.

Syria giữ vị trí quan trọng trong chiến lược của Nga.

Syria giữ vị trí quan trọng trong chiến lược của Nga.

Trước đó, Syria là một nước sản xuất dầu khí có tầm quan trọng, sản xuất khoảng 400.000 thùng dầu thô/ngày từ trữ lượng được cho là 2,5 tỷ thùng. Trước khi sản lượng khai thác giảm do thiếu các kỹ thuật thu hồi dầu hiệu quả tại các mỏ chính (chủ yếu nằm ở phía đông gần biên giới với Iraq và phía đông thành phố Homs), Syria đã sản xuất gần 600.000 thùng/ngày.

Theo Ủy ban châu Âu, châu Âu đã nhập khẩu dầu trị giá ít nhất 3 tỷ USD mỗi năm từ Syria, tính đến đầu năm 2011 và phần lớn cơ sở hạ tầng quan trọng để xử lý dầu từ Syria vẫn còn nguyên vẹn. Nhiều nhà máy lọc dầu ở châu Âu đã được thành lập để chế biến dầu thô của Syria. Hầu hết trong số dầu này - khoảng 150.000 thùng/ngày - đã đến Đức, Ý và Pháp thông qua một trong ba cảng xuất khẩu của Syria là Banias, Tartus và Latakia. Để hỗ trợ cho quá trình này, nhiều công ty dầu mỏ quốc tế đã tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng của Syria, bao gồm công ty Royal Dutch Shell khổng lồ của Anh-Hà Lan, Total của Pháp, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), Tập đoàn Dầu khí Tự nhiên của Ấn Độ, Suncor Energy của Canada,

Một lĩnh vực sôi động không kém dầu mỏ ở Syria là khí đốt. Việc xây dựng khu khai thác khí đốt mới vào cuối năm 2009 đã thúc đẩy sản lượng khí đốt tự nhiên của Syria lên khoảng 40% vào đầu năm 2011. Xuất khẩu dầu và khí đốt kết hợp của Syria tại thời điểm đó đã tạo ra 1/4 GDP và biến nước này thành nhà sản xuất dầu khí hàng đầu ở phía đông Địa Trung Hải.

Kế hoạch năng lượng mà Phó Thủ tướng Borisov đã đề cập trong tuần trước chính là nội dung đề cập trong biên bản ghi nhớ được ký kết giữa Syria và Nga vào tháng 11/2017, bao gồm không chỉ 40 dự án năng lượng mà còn nhiều hơn nữa.

Theo đó, trọng tâm của thỏa thuận sẽ là mở rộng lĩnh vực điện, sau kế hoạch ban đầu năm 2017 được ký kết giữa Bộ trưởng Điện lực Syria lúc bấy giờ là Mohammad Zuhair Kharboutli và Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak. Thỏa thuận bao gồm việc tái thiết và phục hồi toàn bộ nhà máy nhiệt điện Aleppo, lắp đặt nhà máy điện Deir Ezzor và mở rộng công suất các nhà máy Mharda, Tishreen, nhằm tái cung cấp năng lượng cho lưới điện của Syria.

Song song với dự án này, dự án cơ sở hạ tầng được ưu tiên nhằm vào việc sửa chữa hoàn chỉnh và nâng cấp năng lực nhà máy lọc dầu Homs (nhà máy lọc dầu của Syria ở Banias), vốn bị hư hại trong một cuộc tấn công vào tháng 12 năm ngoái. Dự án này do công ty Mapna của Iran và các công ty của Nga điều hành với công suất mục tiêu ban đầu là 140.000 thùng/ngày, giai đoạn 2 là 240.000 thùng/ngày và giai đoạn 3 là 360.000 thùng/ngày. Mục tiêu của các nhà máy này là hướng xuất khẩu sản lượng dầu sang Nam Đông Âu.

Mục tiêu hướng đến của Nga là Syria sẽ giữ vai trò như một đường dẫn tự nhiên cho các chuyến hàng dầu và khí đốt vào châu Âu một khi xung đột đã dịu đi.

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/ly-do-syria-tro-thanh-mot-phan-quan-trong-trong-chien-luoc-nang-luong-cua-nga-a490596.html