Lý do ồ ạt 'diễu võ dương oai' ở Syria, Nga vẫn không thể cứu Su-57

Trước những khó khăn mà chương trình Su-57 phải đối mặt, việc triển khai lần thứ hai vũ khí này tại Syria của Nga có thể không đạt được nhiều kết quả mong đợi.

Không quân Nga đã triển khai máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 tới Syria lần thứ hai kể từ lần đầu vũ khí này được triển khai tới quốc gia bị chiến tranh tàn phá vào tháng 2/2018.

Nhưng, điều đó không có nghĩa Su-57 gần như đã sẵn sàng để sản xuất hàng loạt, chưa nói gì đến khả năng sẵn sàng chiến đấu toàn diện chống lại kẻ thù công nghệ cao.

Hồi tháng 12/2019, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov thông báo: “Máy bay Su-57 thế hệ thứ 5 đang được thử nghiệm. Chúng đã được thử nghiệm lại ở Syria, trong đó tất cả các nhiệm vụ theo kế hoạch đã hoàn thành xuất sắc”.

Nhưng không rõ những nhiệm vụ đó có thể là gì. Lần triển khai đầu tiên của Su-57 tới Syria dường như không liên quan đến bất kỳ cuộc chiến thực sự nào. Có thể việc triển khai năm 2019 cũng không.

Không quân Nga đã triển khai máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 tới Syria lần thứ hai kể từ lần đầu vũ khí này được triển khai tới quốc gia bị chiến tranh tàn phá vào tháng 2/2018.

Không quân Nga đã triển khai máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 tới Syria lần thứ hai kể từ lần đầu vũ khí này được triển khai tới quốc gia bị chiến tranh tàn phá vào tháng 2/2018.

Hai chiếc T-50 tham gia đợt triển khai năm 2018 đã xuất hiện ở Syria cùng với một máy bay radar A-50 của không quân Nga, 4 máy bay cường kích Su-25 và 4 tiêm kích Su-35. Các máy bay chiến đấu đến Syria sau nhiều tuần không kích dữ dội của máy bay Nga nhằm vào các khu vực do phiến quân chống chế độ kiểm soát ở Idlib và Đông Ghouta.

Lực lượng Mỹ và liên quân giám sát không gian Syria đã phản ứng một cách thận trọng. Sự hiện diện của những chiếc Su-57 “chắc chắn làm tăng mức độ phức tạp mà các phi hành đoàn phải đối phó”, Holmes, Chỉ huy Không quân Holmes cho biết, theo một tweet từ phóng viên Lara Seligman của Aviation Week .

Nhưng, liên quân dường như cũng nhận ra khả năng chiến đấu hạn chế mà chiến đấu cơ thể hiện mặc khả năng tàng hình của chúng. "Sự hiện diện của bất kỳ máy bay mới nào của Nga trong khu vực cũng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của liên quân, chúng tôi cũng không coi đây là mối nguy hiểm đối với các máy bay của liên minh", một phát ngôn viên của liên minh tuyên bố.

Khi triển khai Su-57, Điện Kremlin đã “đánh bạc hoàn toàn với các nguyên mẫu quý giá và mạng sống của các phi công”, theo Tom Cooper, một chuyên gia hàng không cho biết. Su-57 khi đó vẫn là một máy bay chiến đấu nguyên mẫu.

Lực lượng không quân Nga chỉ sở hữu khoảng hơn chục chiếc loại này bay lần đầu tiên vào năm 2010.

Vào đầu năm 2018, Su-57 vẫn trong tình trạng “các cảm biến không đầy đủ và không hoàn chỉnh, hệ thống điều khiển hỏa lực và bộ tự bảo vệ chưa hoàn thiện, không có hệ thống điện tử hàng không tích hợp hoạt động và… động cơ không đáng tin cậy”, chuyên gia Cooper lưu ý.

Máy bay hầu như không có vũ khí tác chiến nào khác ngoài khẩu pháo 30 mm bên trong.

Ngay sau đợt triển khai năm 2018, Điện Kremlin đã đình chỉ sản xuất Su-57 sau phiên bản thứ 28, hủy bỏ chương trình. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hồi sinh đáng kể chương trình vào giữa năm 2019, thông báo kế hoạch mua thêm 48 bản.

Hiện vẫn chưa rõ chi phí phát triển của Su-57 là bao nhiêu, chương trình cần bao nhiêu để hoàn thành việc phát triển và mỗi chiếc máy bay tiêu chuẩn sản xuất sẽ khiến Nga phải nộp thuế bao nhiêu. Quân đội Mỹ đã chi hơn 60 tỷ USD để mua khoảng 180 chiếc F-22 và dự kiến chi 400 tỷ USD để mua khoảng 2.300 chiếc F-35.

Nhưng chắc chắn Su-57 rất đắt. Và không còn nhiều thời gian để không quân Nga đưa loại này vào cơ cấu lực lượng của mình. Máy bay chiến đấu tàng hình "thế hệ thứ năm" bắt đầu được phát triển vào đầu những năm 2000, nhưng vận may của nó gắn liền với chiến lược quốc phòng năm 2009 của Điện Kremlin, nhằm đảo ngược những năm cắt giảm ngân sách và suy giảm khả năng sẵn sàng quân sự.

Trên thực tế, DIA ước tính, trong năm 2017, lực lượng không quân Nga chỉ duy trì 1.000 máy bay chiến thuật. Trong khi đó, lực lượng Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ sở hữu hơn 3.000 máy bay chiến đấu, trong đó có hàng trăm máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35.

Để triển khai chiến lược phát triển quốc phòng năm 2009, Điện Kremlin cần mua 1.000 máy bay và trực thăng mới vào năm 2020, DIA ước tính. Việc cắt giảm ngân sách ngày càng sâu rộng có thể buộc các lực lượng vũ trang Nga ít có thể mang tới cuộc cách mạng với các chiến đấu cơ. Kế hoạch mua số lượng lớn máy bay Su-57 khả năng cũng gặp khó.

Trước những khó khăn mà chương trình Su-57 phải đối mặt, việc triển khai lần thứ hai vũ khí này tại Syria có thể không đạt được nhiều kết quả như mong đợi.

Vũ Thu Hương

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/ly-do-o-at-dieu-vo-duong-oai-o-syria-nga-van-khong-the-cuu-su-57-a505814.html