Lý do Nga không ủng hộ nghị quyết về Libya

Moscow đã không bỏ phiếu về nghị quyết do Anh và Đức đề xuất, tuy nhiên nghị quyết này vẫn được thông qua nhờ sự đồng ý của 14 quốc gia khác.

Moscow thất vọng trước nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Libya, đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya phát biểu sau cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an. Ông cho biết rằng, phía Nga đã không bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết do Anh và Đức soạn thảo.

Tình hình Libya tiếp tục diễn ra căng thẳng thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.

Tình hình Libya tiếp tục diễn ra căng thẳng thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.

Theo ông Nebenzya, Nga quan tâm đến các quyết định đạt được tại hội nghị tháng 1 ở Berlin. Tuy nhiên, cách làm việc của Liên Hợp Quốc khiến Nga nghĩ rằng, nhiều nước chỉ đơn giản quan tâm đến việc nhanh chóng thông qua một nghị quyết của Hội đồng Bảo an, bất kể nó được thực thi như thế nào.

Nga không bỏ phiếu về nghị quyết do Anh và Đức đề xuất, tuy nhiên nó lại được hỗ trợ bởi 14 quốc gia, vì vậy Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết này. Nghị quyết này củng cố kết quả của hội nghị Berlin về Libya, được tổ chức tại thủ đô của Đức vào giữa tháng một và lệnh cấm chuyển giao vũ khí cho Libya của Liên Hợp Quốc.

Nghị quyết cũng kêu gọi các bên tham chiến ở Libya cam kết ngừng bắn và cho phép các nhân viên quốc tế vào quốc gia này để giám sát sự tuân thủ lệnh ngừng bắn. Nghị quyết cũng đề cập đến lời hứa của những người tham gia hội nghị tại Berlin rằng sẽ không can thiệp vào cuộc xung đột giữa Quân đội Quốc gia Libya (LNA) dưới sự lãnh đạo của nguyên soái Khalifa Haftar và Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) do Faiz Sarraj lãnh đạo, được tạo ra với sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas, việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết về Libya là một bước tiến lớn trong việc giải quyết cuộc xung đột. Ông Maas kêu gọi tất cả các bên tham chiến nghiêm túc thực hiện quyết định của Hội đồng Bảo an và tuân thủ đầy đủ lệnh cấm vận vũ khí đối với Libya.

Một cuộc họp quốc tế về Libya dự kiến vào ngày 16/2. Nó sẽ được tổ chức bên lề Hội nghị An ninh Munich. Nghị quyết được Hội đồng Bảo an thông qua về Libya đã được Bộ Ngoại giao GNA Mohammed at-Taher Siyala phê chuẩn.

Nghị quyết này củng cố kết quả của hội nghị quốc tế về Libya, được tổ chức tại Berlin vào ngày 19/1. Ngoài ông Haftar và Sarraj, đại diện của Liên Hợp Quốc, Nga, Mỹ, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác, bao gồm Liên minh châu Âu đã đồng ý về một kế hoạch toàn diện để giải quyết cuộc xung đột này.

Kết quả của hội nghị này là sự kêu gọi các bên tham gia vào cuộc xung đột ngừng bắn và không được can thiệp vào tình hình ở Libya, cũng như cấm cung cấp vũ khí cho nước này.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrrov cho biết rằng, các bên tham gia cuộc xung đột đã đồng ý thành lập một ủy ban quân sự gồm 5 người. Ủy ban này sẽ hoạt động dưới sự kiểm soát của Liên Hợp Quốc và sẽ tham gia vào việc tìm ra các biện pháp hòa bình ở Libya.

Sau khi nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi bị lật đổ và bị giết năm 2011, hiện tại ở Libya tồn tại hai thế lực. Quốc hội do dân bầu ở phía đông. Ở phía tây, tại thủ đô Tripoli với sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc và liên minh châu Âu đã thành lập Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya. Chính quyền ở phía đông hoạt động độc lập với chính quyền ở Tripoli và xung đột vũ trang thường xuyên xảy ra giữa các bên.

Minh Tú

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/ly-do-nga-khong-ung-ho-nghi-quyet-ve-libya-3396847/