Lý do khiến ứng dụng giao đồ ăn trở nên phổ biến tại Việt Nam

Cụ thể, trong khảo sát của QandMe, tỷ lệ đặt đồ ăn qua bên ứng dụng thứ 3 đã đạt 82% so với năm 2018 chỉ là 58%.

Tỷ lệ đặt đồ ăn qua bên ứng dụng thứ 3 đã đạt 82% so với năm 2018 chỉ là 58%

Tỷ lệ đặt đồ ăn qua bên ứng dụng thứ 3 đã đạt 82% so với năm 2018 chỉ là 58%

Theo báo cáo “Ứng dụng di động 2021” của Appota phát hành, người Việt đang có xu hướng tải và sử dụng nhiều ứng dụng di động hơn sau đại dịch.

Trong đó, sôi động nhất là các ứng dụng giao đồ ăn và OTT với tốc độ tăng trưởng chóng mặt.

Ứng dụng giao đồ ăn thành khái niệm quen thuộc

Trước khi đại dịch bùng phát, dịch vụ giao đồ ăn qua ứng dụng thứ 3 là một khái niệm chưa phổ biến với người Việt.

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi trong năm 2020 lượng người sử dụng dịch vụ này thường xuyên đã đạt đến 80% trong khi năm 2016 chỉ có 20% lượng người sử dụng theo như khảo sát.

Điều đặc biệt đó là sự xuất hiện dày đặc của các ứng dụng đặt đồ ăn trên smartphone đã khiến cách sử dụng dịch vụ này có sự thay đổi.

Thị trường giao đồ ăn cũng trở nên sôi động với sự cạnh tranh của nhiều đối thủ lớn

Cụ thể, trong khảo sát năm 2020 của QandMe, tỷ lệ đặt đồ ăn qua bên ứng dụng thứ 3 đã đạt 82% so với năm 2018 chỉ là 58%.

Hình thức gọi điện trực tiếp để đặt hàng đã không còn phổ biến khi sụt giảm từ 71% xuống còn 23%.

Thị trường giao đồ ăn cũng trở nên sôi động với sự cạnh tranh của nhiều đối thủ lớn như: Now.vn, LoShip, BaeMin...đến cả 2 ông lớn mảng đặt xe trực tuyến như Grab, Go-jek năm 2020 cũng mở rộng mảng dịch vụ sang giao nhận đồ ăn với tiện ích GrabFood và Go-Food.

Chính vì quy mô thị trường tại Việt Nam rất bé nên lĩnh vực giao thức ăn nhanh được xem là một thị trường “nóng” nhiều sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ngoài ra, đơn vị giao hàng nào nhanh nhất, nhiều khuyến mãi nhất và nhiều thực đơn phong phú nhất ắt sẽ thắng trong cuộc đua giành thị phần này.

OTT - “xu hướng mới”

OTT đã phát triển nhanh chóng và trở thành 1 xu hướng mới

OTT là viết tắt của Over The Top, đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc tận dụng không gian rộng lớn Internet nhằm cung cấp cho người dùng các nội dung như hình ảnh, âm thanh, tin nhắn, gọi điện.

Hiện nay, xem phim và các nội dung VOD đã trở thành một hình thức giải trí phổ biến trong thời kì dịch bệnh.

Tại Việt Nam, OTT đã phát triển nhanh chóng và trở thành 1 xu hướng mới trong giai đoạn giãn cách xã hội, theo đó tỷ lệ xem OTT trên smartphone chiếm tới 67%, 86% người dùng sẵn sàng xem quảng cáo để đổi lại các nội dung miễn phí, 35% tỷ lệ chuyển đổi quảng cáo mua hàng trên các nền tảng OTT tại Việt Nam.

Nhờ sự phổ biến và nở rộ trong năm 2020, các ứng dụng OTT ngày càng thu hút thêm người dùng mới, với phần lớn tập người dùng đang ưa chuộng các nền tảng OTT miễn phí nhưng có chứa quảng cáo khiến đây dần trở thành một kênh quảng cáo đầy tiềm năng cho các nhà phát triển thương hiệu./.

Trần Trung/BNEWS/TTXVN

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/ly-do-khien-ung-dung-giao-do-an-tro-nen-pho-bien-tai-viet-nam/195362.html