Lý do khiến động vật ở Bắc Cực luôn có 'bộ áo trắng muốt'

Là vùng có thời tiết vô cùng khắc nghiệt nên những loài động vật có thể sinh sống tại đây rất nhiều loài quý hiếm và có vẻ ngoài tuyệt đẹp.

1. Cáo tuyết (Cáo Bắc Cực) có thân hình nhỏ bé với chiều dài chỉ khoảng 46 – 68cm, và thích nghi rất tốt trong môi trường lạnh giá. Vào mùa hè, những con cáo tuyết khoác lên mình bộ lông nâu thế nhưng đến mùa đông thì một điều diệu kì xảy ra khi toàn bộ chiếc áo của chúc được chuyển sang màu trắng.

1. Cáo tuyết (Cáo Bắc Cực) có thân hình nhỏ bé với chiều dài chỉ khoảng 46 – 68cm, và thích nghi rất tốt trong môi trường lạnh giá. Vào mùa hè, những con cáo tuyết khoác lên mình bộ lông nâu thế nhưng đến mùa đông thì một điều diệu kì xảy ra khi toàn bộ chiếc áo của chúc được chuyển sang màu trắng.

Việc thay đổi màu sắc của lông này có tác dụng lớn với chúng trong việc ngụy trang để săn bắt con mồi. Món ăn ưa thích của chúng luôn là những loài gặm nhấm như chuột… đôi khi sẽ là hải cẩu non, cá cùng những loài chim biển, một vài loại trái cây: quả mọng, rong biển……

2. Gấu trắng dường như đã trở thành biểu tượng của vùng Bắc Cực. Chúng tồn tại được trong môi trường lạnh đến khắc nghiệt bởi lẽ chúng sở hữu một lớp mỡ cùng bộ lông dày, đồng thời Gấu trắng cũng là những kẻ săn mồi xuất sắc nhanh nhẹn chứ không hề chậm chạp như vẻ to lớn của chúng. Chúng còn được mạnh danh là “Chúa tể vùng Bắc Cực”

Ước tính về số lượng gấu Bắc Cực, loài động vật này có một quần thể đông đảo lên tới 16.000 – 35.000 con. Về độ phân bổ thì các nhà nghiên cứu công bố về số lượng lớn xuất hiện chủ yếu ở lãnh thổ 5 quốc gia khác nhau bao gồm: phía bắc và tây bắc Alaska, Canada, Greenland, Svalbard (Na Uy) và Liên bang nga.

3. Cá voi trắng là loài cá nhỏ nhất trong các loài cá voi với kích thước từ 4m – 6m và nặng tới 1,3 tấn, chúng thuộc loài động vật hiếm nhất hành tinh và ít ai có thể nhìn thấy chúng.

Chúng đặc biệt khi khoác trên mình một màu trắng tinh và vô cùng thông minh. Trong một quần thể cá voi trắng, luôn có phân chia xã hội và những cách giao tiếp đặc biệt với nhau.

4. Thỏ Bắc Cực có đặc điểm giống cáo tuyết khi chúng có cơ chế tự đổi màu lông xám vào mùa hè và trắng vào mùa đông cũng bởi lẽ chúng luôn là kẻ bị săn trong chuỗi thức ăn.

Bản năng sống của chúng rất hay khi có khả năng tích tụ dự trữ mỡ vào mùa hè. Mùa đông đến, ngoài bộ lông dày, Thỏ Bắc Cực thường đào hang và chui xuống đất để giữ ấm cho cơ thể. Khi bị săn đuổi, chúng có thể tăng tốc và chạy với tốc độ 64km/h.

5. Kỳ lân biển còn có một cái tên khác là Cá voi có ngà, chỉ sống quanh khu vực Bắc Cực và được nhìn thấy chủ yếu ở vùng biển Bắc Băng Dương (Canada).

Kỳ lân biển đặc biệt khi mang một chiếc ngà dài xoắn và đương nhiên không dùng để làm trang trí, kích thước dài từ 3-5m và nặng tới 10kg, trong mỗi cuộc giao đấu với kẻ thù thì đây là một vũ khí hữu hiệu. Các nhà khoa học cũng cho rằng, những chiếc ngà này thường được các con đực sử dụng trong việc thu hút giống cái.

6. Cú Tuyết là một loài cú lớn có chiều dài 52–71cm và cân nặng từ 1,6-3,0 kg, sống khu vực xung quanh vòng cực Bắc. Với loài cú này, chỉ có giống đực là có màu trắng toát giúp chúng lẩn trốn trong việc săn mồi.

Cú tuyết hay săn bắt ăn thịt những loài gặm nhấm nhỏ như chuột, đôi khi thì đối tượng sẽ là gà, thỏ trong mùa làm tổ và đặc điểm của loài cú này là chúng sẽ làm tổ trên mặt đất. Mùa sinh sản của Cú tuyết diễn ra trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 6 và số lượng trứng khoảng từ 3 đến 11 quả, tùy thuộc vào số lượng con mồi.

10 loài động vật sống nhất thế giới

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ly-do-khien-dong-vat-o-bac-cuc-luon-co-bo-ao-trang-muot-1460032.html