Lý do Hoàng gia Nhật Bản được duy trì sau năm 1945

Nhật Bản đã chính thức đặt tên cho kỷ nguyên mới của mình - sẽ bắt đầu khi Thái tử Naruhito trở thành Nhật hoàng, vậy tại sao hoàng gia Nhật Bản vẫn còn được phép tồn tại sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc vào năm 1945.

Vào thứ Hai tuần này, Hoàng gia Nhật Bản cuối cùng đã xác nhận niên hiệu mới: Lệnh Hòa, có nghĩa là trật tự và hài hòa.

Thời đại mới sẽ bắt đầu vào ngày 1/5 khi Thái tử Naruhito chính thức kế vị người cha 85 tuổi của mình - Nhật hoàng Akihito, người đã quyết định thoái vị vì sức khỏe yếu.

Triều đại của Thiên hoàng Akihito, bắt đầu vào năm 1989, được gọi là Bình Thành - có nghĩa là "trở thành hòa bình" và nối tiếp sau thời đại Chiêu Hòa.

Sarah Hightower - một nhà nghiên cứu độc lập ở Nhật Bản, cho biết Bình Thành được cho là thậm chí còn tốt hơn thời kỳ cuối Chiêu Hòa nhưng sự đình trệ kinh tế đã dẫn đến việc suy giảm dân số.

Chiêu Hòa - có nghĩa là "vinh quang của Nhật Bản", bắt đầu vào năm 1926 khi Nhật hoàng Hirohito lên ngôi vào năm 25 tuổi.

Dưới thời ông, Nhật Bản ngày càng trở nên quân phiệt và bành trướng sang Trung Quốc trước khi tiến hành tấn công Trân Châu Cảng, động thái gây chiến với Mỹ.

Trong Chiến tranh thế giới thứ II, sự sùng bái đối với Nhật hoàng đã tăng lên đến mức cuồng tín với việc binh lính, thủy thủ và phi công thề chiến đấu vì nhằm bảo vệ danh dự cho quân chủ của mình và tin rằng linh hồn của họ sẽ được lưu giữ tại đền thờ Yasukuni ở Tokyo.

Đế chế Nhật Bản cuối cùng đã mở rộng đến tận vùng Đông Nam Á và vươn ra các vùng đảo quanh Thái Bình Dương.

Nhật hoàng Hirohito cưỡi ngựa vào năm 1990. Ảnh: AP

Nhật hoàng Hirohito cưỡi ngựa vào năm 1990. Ảnh: AP

Nếu người đứng đầu các quốc gia phát xít ở Đức hoặc Ý bị quân Đồng minh bắt sống, họ chắc chắn sẽ bị đưa ra xét xử và có thể bị xử tử, nhưng người cai trị của Đế quốc Nhật Bản được đối xử rất khác.

Khi Tòa án Quân sự Quốc tế về Viễn Đông bắt đầu vào năm 1946, có rất ít sự đề cập đến vai trò của Nhật hoàng trong cuộc chiến và hầu hết các nhà lãnh đạo quân phiệt thời chiến đang bị xét xử vẫn vô cùng tận trung đối với Nhật hoàng Hirohito và thậm chí không có ý định kéo ông vào vòng tố tụng nếu phải hy sinh tính mạng.

Vậy lý do nào khiến quân đội Mỹ trong thời gian tiếp quản Nhật Bản đã ngừng truy cứu trách nhiệm của Nhật hoàng sau chiến tranh?

"Chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản từ tháng 8 năm 1945 đã bị chi phối bởi những lo ngại về mối đe dọa chiến lược của phong trào cộng sản đối với châu Á. Đôi khi, có ý kiến cho rằng Tướng Douglas MacArthur - với tư cách là chỉ huy tối cao của quân Đồng minh, đã áp đặt ý chí cá nhân của mình để tha thứ cho Nhật hoàng Hirohito", ôngMax Hastings, một chuyên gia quân sự cho biết.

Trong thời điểm Thủ tướng Tojo và 6 nhà lãnh đạo thời chiến khác bị treo cổ tại nhà tù Sugamo ở Tokyo vào tháng 12 năm 1948, Nhật Bản đang xây dựng lại nền kinh tế và Nhật hoàng Hirohito đã trở thành một vị vua lập hiến, thay vì xuất hiện với vai trò là một vị thần trong tín ngưỡng của người Nhật.

Hirohito biết rằng đã may mắn khi không chỉ mạng sống của ông mà còn cả sự giàu có và lối sống xa xỉ đáng kể của mình được bảo vệ.

Nhật hoàng chấp nhận lùi về sau để nắm giữ vai trò lễ nghi và nhưỡng chỗ cho các chính trị gia đứng ra cải tổ nền kinh tế.

Tuy nhiên, có phải chủ nghĩa cộng sản đã thực sự là một mối đe dọa khiến Mỹ quyết định duy trì chế độ quân chủ tại Nhật Bản?

Không giống như ở Hàn Quốc hay Trung Quốc, không bao giờ có mối đe dọa quân sự từ các phong trào cộng sản ở Nhật Bản và họ cũng có ít rủi ro trong việc tiếp quản chính quyền.

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1949, Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP) đã giành được ba triệu phiếu bầu và 35 nghị sĩ cộng sản đã được bầu.

Nhưng đây chỉ là đảng lớn thứ tư và bị lu mờ bởi Đảng Xã hội theo đường lối ôn hòa hơn.

Trong thời kỳ và đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, chủ tịch của JCP - ông Kyuichi Tokuda, đã vướng phải làn sóng phản đối và buộc phải sang lưu vong ở Trung Quốc vào năm 1953.

Người kế nhiệm Sanzō Nosaka vẫn là lãnh đạo của JCP cho đến năm 1982 nhưng mặc dù nhận được khoảng năm triệu phiếu bầu trong suốt những năm 1980, đang này vẫn là chưa phải là đối trọng của đảng Dân chủ Tự do (LDP).

Nhưng không giống như các đảng cộng sản ở châu Âu và các nơi khác, JCP đã kiên trì và trong cuộc tổng tuyển cử cuối cùng vào năm 2017, hơn bốn triệu người Nhật đã bỏ phiếu cho đảng cộng sản và giúp giành được 12 ghế trong Quốc hội.

Huy Vũ

Theo Sputnik

Nguồn Ngày Nay: http://ngaynay.vn/the-gioi/ly-do-hoang-gia-nhat-ban-duoc-duy-tri-sau-nam-1945-143241.html