Lý do gì khiến Ba Lan 'từ bỏ' mua khí đốt từ Gazprom?

Các tác giả của ấn phẩm Defence24 mới đây nhận định, Ba Lan có thể sẽ từ bỏ hoàn toàn việc cung cấp khí đốt của Nga.

Theo đó, các tác giả của ấn phẩm đã chỉ ra các lý do tại sao người Ba Lan không nên mua khí đốt từ Nga. Họ cho rằng, mọi thứ kết nối với Gazprom đều bất lợi cho Ba Lan, tuy nhiên các tác giả cũng thừa nhận rằng không cần phải từ bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga.

Lý do gì khiến Ba Lan “từ bỏ” mua khí đốt từ Gazprom? (Ảnh minh họa)

Lý do gì khiến Ba Lan “từ bỏ” mua khí đốt từ Gazprom? (Ảnh minh họa)

Trước đó, Tập đoàn khí đốt quốc gia Ba Lan PGNiG xác nhận đã thông báo với Gazprom về quyết định cắt hợp đồng vào ngày 31/12/2022. Thông báo được gửi theo đúng quy định trong phụ lục thỏa thuận giữa hai phía. PGNiG khẳng định Ba Lan vẫn có đủ nhiên liệu để sử dụng sau ngày hợp đồng kết thúc.

Phía Ba Lan nói rằng mình đang phải trả cho tập đoàn Nga mức giá cao hơn những nước khác tại châu Âu. Được biết, Ba Lan tiêu thụ trung bình 14 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm. Theo thỏa thuận với Gazprom, PGNiG buộc phải nhập khẩu từ Gazprom gần 10 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm.

Để đa dạng hóa nguồn cung, Ba Lan đã xây dựng một trạm tiếp nhận khí đốt ở biển Baltic với công suất 5 tỉ mét khối mỗi năm và đã ký hợp đồng mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) dài hạn, như của Qatar, Mỹ và các nước khác. Ngoài ra, Ba Lan là một trong số những nước phản đối mạnh mẽ dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc-2 (Nord Stream-2), đưa khí đốt Nga đến châu Âu qua biển Baltic.

Dưới đây là các lý do của ấn phẩm Defence24 đưa ra:

Giá cả

Ấn phẩm này cho rằng, Ba Lan đã mua khí đốt của Nga trong nhiều năm với giá cao so với phần còn lại của châu Âu. Hợp đồng hiện tại với Gazprom về việc cung cấp nhiên liệu là gây bất lợi cho phía Ba Lan khi tính toán số tiền mà nhà cung cấp của Nga sẽ nhận được. Mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài sản Ba Lan Janusz Kowalski ngày 28/4 cho biết, nước này sẽ buộc tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom phải thi hành quyết định của Tòa trọng tài Stockholm trong vụ tranh chấp về giá khí đốt.

“Nay chúng ta phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để nhận được khoản bồi thường 6 tỉ zloty (1,5 tỉ USD) mà phía Ba Lan do PGNiG đại diện được Tòa trọng tài Stockholm phán quyết được hưởng để hoàn trả khoản thanh toán khí đốt cao hơn”, ông Kowalski nói.

Theo ấn phẩm, vấn đề xảy ra bởi vì Ba Lan không có nguồn cung cấp thay thế. Tình hình nay đã thay đổi sau khi Ba Lan xây dựng một trạm tiếp nhiên liệu LNG, nhờ đó Ba Lan có cơ hội mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng, đặc biệt từ Mỹ.

PGNiG cho biết, với trạm tiếp nhiên liệu này, giá có thể rẻ hơn 20-30% so với các nguyên liệu thô đi qua đường ống dẫn khí Yamal. Đồng thời, Na Uy đứng thứ hai trong danh sách các nhà cung cấp khí đốt cho EU sau Nga và có thể cung cấp nguyên liệu thô với mức giá hấp dẫn hơn Gazprom. Điều này có nghĩa là Ba Lan sẽ có hai cách để cung cấp khí đốt không phải của Nga.

“Tất nhiên, người Nga khi nhận thấy rằng họ có nguy cơ mất ảnh hưởng và vị thế của mình trên thị trường Ba Lan, có thể họ sẽ đưa ra một thỏa thuận khí đốt mới, lần này có thể với giá bán “phá giá”, đồng thời sẽ loại bỏ tối đa lợi nhuận. Tuy nhiên, cần nhớ rằng ngay cả việc đưa khí đốt của Nga vào thỏa thuận mới cũng sẽ tạo ra rủi ro liên quan đến các hành động chính trị của Moscow”, ấn phẩm của Ba Lan viết.

“Danh tiếng và độ tin cậy của Gazprom”

Hoạt động thị trường ngoài châu Âu của Gazprom đã phủ bóng lên danh tiếng của họ. Trong quá trình tiến hành chống độc quyền, được tiến hành bởi Ủy ban châu Âu từ năm 2012, mối quan tâm thực sự thừa nhận rằng họ đã sử dụng các phương pháp kinh doanh không trung thực.

Sự cố gần đây nhất xảy ra vào năm 2017, khi nhiên liệu của Đức đột nhiên ngừng chảy qua đường ống dẫn khí Yamal. Thật kỳ lạ, tình hình đã nảy sinh ngay sau khi Ba Lan nhận được đợt LNG đầu tiên của Mỹ và lãnh đạo Ba Lan tuyên bố ý định tiếp tục mở rộng danh sách các nhà cung cấp.

Đại diện toàn quyền của Chính phủ Ba Lan phụ trách cơ sở hạ tầng năng lượng Piotr Naimski đưa ra tuyên bố sau: “Một lần nữa, chúng tôi phải đối mặt với thực tế là nhà cung cấp Nga, không cảnh báo, không giải thích lý do cho hành động của mình, đã không thực hiện nghĩa vụ. Việc tái diễn của những sự cố như vậy có thể đe dọa sự ổn định của nguồn cung cấp cho Ba Lan”.

Đa dạng hóa thành công các nguồn cung năng lượng

Ba Lan không còn phải tham gia vào các thỏa thuận mới với Gazprom cũng là vì các thị trường thay thế đã xuất hiện. Tại Hoa Kỳ, họ sản xuất và bán hàng LNG với giá rất ưu đãi. Đồng thời, Ba Lan đang đặt các đường ống dẫn khí nối liền với Na Uy và Đan Mạch, cũng như phía Nam châu Âu. Cùng với đó là mối quan tâm của Ba Lan đối với kế hoạch khai thác khí mêtan từ than đá và sản xuất khí sinh học. Như vậy, sẽ còn rất ít chỗ đứng cho nguyên liệu thô của Nga.

Thanh Bình (lược dịch)

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/the-gioi/ba-lan-se-tu-bo-hoan-toan-nhap-khi-dot-cua-nga-253151.html