Lý do đầu tư vào Bình Thuận

Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ, là cửa ngõ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối với miền Trung và Tây Nguyên. Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực có khí hậu ôn hòa, có tiềm năng về tài nguyên biển, rừng, nông nghiệp, khoáng sản, dầu khí và du lịch. Trải qua lịch sử hình thành và phát triển, Bình Thuận đã từng bước vươn lên, biến khó khăn, thách thức, từ cái nắng, cái gió thành những lợi thế để chọn hướng đi phù hợp, đúng đắn nhằm thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Bãi Rạng ở Phan Thiết là nơi giao hòa giữa thiên nhiên hoang sơ và những resort hiện đại

Bãi Rạng ở Phan Thiết là nơi giao hòa giữa thiên nhiên hoang sơ và những resort hiện đại

Vị trí địa lý chiến lược

Phía Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Đông và Nam giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 192km và vùng biển tiếp giáp với đường hàng hải quốc tế. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính với tỉnh lỵ và thành phố Phan Thiết, cách thành phố Hồ Chí Minh 198km, và thành phố Vũng Tàu 150km, thành phố Đà Lạt 175km, và thành phố Nha Trang 250km.

Cơ sở hạ tầng phát triển

Với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 28, Quốc lộ 28B, Quốc lộ 55, Quốc lộ 55B kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam qua tỉnh Bình Thuận có chiều dài 160,3 km với 3 dự án thành phần gồm: đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo (12km), Vĩnh Hảo – Phan Thiết (100,8 km) và Phan Thiết – Dầu Giây (47,5 km) sẽ kết nối với cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, sân bay Long Thành.

Sân bay Phan Thiết nâng mức đầu tư 11.000 tỷ đồng

Tuyến đường sắt Bắc – Nam có chiều dài khoảng 190km chạy qua Bình Thuận với 13 nhà ga. Tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam đoạn từ thành phố Hồ Chí Minh đi Phan Thiết đến Nha Trang được đề xuất quy hoạch đầu tư trước năm 2030.

Cùng đó là Sân bay Phan Thiết có quy mô cấp 4E với đường cất hạ cánh 3.050m; công suất thiết kế 2.000.000 hành khách/năm, chi phí đầu tư 11.000 tỷ đồng. Có khả năng tiếp đón các loại máy bay mới như A350-900, A321, B737,…

Cảng Quốc tế Vĩnh Tân nằm ở vị trí thuận lợi ở phía Bắc tỉnh Bình Thuận với diện tích hơn 140 ha, tổng vốn đầu tư 2.300 tỷ đồng, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 DWT và trong tương lai là 70.000 DWT.

Cảng chuyên dùng Sơn Mỹ được quy hạch phát triển ở khu vực phía Nam tỉnh Bình Thuận, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 DWT.

Hệ thống thông tin liên lạc được nâng cấp, mở rộng hiện đại, an toàn bảo mật thông tin cho người dùng; mạng điện thoại phủ sóng hầu hết các khu du lịch, khu công nghiệp, khu sản xuất trên địa bàn tỉnh. Dịch vụ bưu chính được cung cấp bởi các công ty vận tải giao nhận trong nước và nước ngoài đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

Mô tô vượt địa hình mạo hiểm tại Bàu Trắng

Bình Thuận có 35 nhà máy điện đang hoạt động với tổng công suất 6.017 MW và sản lượng điện thiết kế khoảng 30,6 tỷ kWh/năm.

Có khoảng 30 hồ thủy lợi lớn nhỏ như: Hồ Sông Quao (80 triệu m3), hồ Sông Dinh 3 (45,5 triệu m3), hồ Cà Giây (37 triệu m3), hồ Lòng Sông (37 triệu m3), hồ Sông Móng (37 triệu m3).

Đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho ngành nông nghiệp và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Tổng công xuất cấp nước của tỉnh Bình Thuận hiện nay khoảng 82.000 m3 ngày – đêm, đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp, mở rộng lên khoảng hơn 100.000 m3/ngày – đêm. Tỷ lệ cấp nước sạch của thành phố Phan Thiết đạt gần 100%. Các trung tâm kinh tế xã, huyện đều có hệ thống cấp nước đảm bảo nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Về Y tếcó 20 bệnh viện với 2.795 giường bệnh. Với 7,15 bác sỹ/10.000 dân và 28,5 giường bệnh.10.000 dân. Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân và xử lý các sự cố liên quan đến tai nạn, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm.

Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hải quan, cảng vụ, thuế, siêu thị, chợ, trường học, các khu du lịch nghỉ dưỡng ngày càng được quan tâm và tập trung phát triển, đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhà đầu tư.

Hạ tầng các Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp đồng bộ

Toàn tỉnh có 9 khu công nghiệp. Các khu công nghiệp đang thu hút đầu tư thứ cấp là Hàm Kiệm I, Hàm Kiệm II, Sông Bình, Tuy Phong; các khu công nghiệp đang triển khai thủ tục đầu tư là Tân Đức, Sơn Mỹ I, Sơn Mỹ II.

Cùng đó là 35 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.163 ha, trong đó 13 cụm công nghiệp đã và đang đầu tư xây dựng hạ tầng, sẵn sàng thu hút các dự án công nghiệp vào đầu tư. Một số cụm công nghiệp đang kêu gọi dự án đầu tư như: Tân Bình 1, Tân Bình 2, La Gi, MePu, Sùng Nhơn, Nam Hà, Đông Hà, Sông Bình…

Thanh Long – Niềm tự hào của Bình Thuận

Nhiều tiềm năng đầu tư lớn

Tiềm năng du lịch với bờ biển dài 192km, Bình Thuận có nhiều bãi tắm đẹp, đồi cát trắng hoang sơ, sông, hồ, núi, thác với khí hậu trong lành, nhiều di tích văn hóa lịch sử, tâm linh và phát triển ngành du lịch mũi nhọn. Trong chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ xác định Bình Thuận là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước.

Bình Thuận đang tập trung đầu tư, hình thành trung tâm du lịch thể thao biển mang tầm quốc gia và quốc tế, trở thành một điểm đến hấp dẫn, hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Tiềm năng công nghiệp khoáng sản Bình Thuận có thế mạnh phát triển nông nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản; chế biến thành phẩm từ nguồn tro xỉ than; công nghiệp sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện - điện tử; công nghiệp năng lượng tái tạo và sản xuất phụ trọ cho ngành năng lượng (sản xuất tấm pin mặt trời, chế tạo cơ khí, sản xuất thiết bị điện dưới nước…).

Nguồn khoáng sản đa dạng bao gồm: Than hùn, vàng, thiếc, wolfram, chì, kẽm, saphia, thạch anh, sét gạch ngói, sét bentonite, nước khoáng thiên nhiên bicarbonate…

Đặc biệt, Bình Thuận có trữ lượng titan khoảng 599 triệu tấn, chiếm 92% tổng trữ lượng tài nguyên quặng titan Việt Nam, phân bố tập trung, hàm lượng zircon trong quặng cao,… đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến sản phẩm về vật liệu xây dựng, gốm sứ, thủy tinh và các sản phẩm sử dụng nguyên liệu từ titan, zircon, rutin nhân tạo. Trữ lượng dầu khí lớn cũng là một lợi thế về tài nguyên của tỉnh Bình Thuận.

Tiềm năng Nông Lâm Thủy sản với tổng diện tích đất nông nghiệp theo quy hoạch là 338.349 ha, trong đó: rừng đặc dụng 32.436 ha, rừng phòng hộ 136.170 ha và rừng sản xuất 169.743 ha.

Bình Thuận có thế mạnh phát triển nông nghiệp thông minh, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại (công nghệ tưới tiêu tự động, tiết kiệm nước, công nghệ kiểm soát côn trùng theo phương pháp sinh học, công nghệ bảo quản sau thu hoạch,…), xây dựng chuỗi giá trị trồng trọt, chăn nuôi, chế biến tiêu chuẩn quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, mang giá trị kinh tế cao.

Nguồn nhân lực chất lượng

Hệ thống các trường chuyên nghiệp, dạy nghề đang phát triển trong và ngoài công lập. Có 1 trường đại học, 3 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp chuyên nghiệp, 15 trung tâm đào tạo nghề và 9 cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Các cơ sở đào tạo nghề có khả năng cung cấp nguồn lao động có tay nghề, đào tạo và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp tại tỉnh và khu vực.

Môi trường đầu tư chuyên nghiệp

Xây dựng chính quyền đồng hành, phục vụ hướng đến sự hài long của người dân và các nhà đầu tư. Tỷ lệ tiếp nhận và giải quyết đúng hạn các hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bình Thuận đạt bình quân 99,9%. Tỷ lệ tổ chức, cá nhân đánh giá ở mức độ rất hài lòng và hài lòng đối với sự phục vụ của công chức, viên chức là 99,8%.

Hệ thống kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Thuận đang dần hình thành hướng đến nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, góp phần phục vụ người dân và doanh nghiệp (hướng đến phát triển dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4).

Tương lai cho điện gió ngoài khơi Bình Thuận

Môi trường đáng sống

Thật thà, hiếu khách, thân thiện, thông minh, chịu khó và cần cù là đứng tính của những con người chất phát lớn lên từ nắng, gió, cát và biển.

Mức sốngđược cải thiện đáng kể qua từng năm tập trung vào khu vực thành thị, miền núi, nông thôn, hải đảo. Chi phí sinh hoạt tương đối thấp hơn so với các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.

Khí hậunằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 27 độ C, lượng mưa trung bình 1.024 mm, độ ẩm tương đối 79%, tổng số giờ nắng trong năm là 2.459 giờ. Ít bị ảnh hưởng bởi mưa bão và các thảm họa thời tiết thiên nhiên.

Bình Thuận có 34 dân tộc cùng sinh sống với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời, nhất là văn hóa Champa với nhóm di tích tháp Po Sah Inư, đền thờ Po Klong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Champa nguyên gốc quý hiếm.

Có nhiều lễ hội truyền thống độc đáo: Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh, lễ hội Trung Thu, lễ hội Kate, lễ hội Dinh Thầy Thím, lễ hội đua thuyền, lướt ván diều…

Nền ẩm thực độc đáo với nguyên liệu phong phú từ vùng biển rộng lớn. Ẩm thực Bình Thuận thừa hưởng và kết hợp văn hóa ẩm thực miền Trung và miền Nam tạo nên nét đặc sắc riêng biệt cho ẩm thực nơi đây.

Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm ấm áp, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

Cùng với tinh thần hợp tác tích cực, Bình Thuận luôn coi lợi ích hợp pháp và thành công của nhà đầu tư là lợi ích và thành công của chính mình. Thông qua 7 lý do này, hình ảnh môi trường đầu tư của Bình Thuận sẽ được phác họa cô đọng nhất. Các nhà đầu tư hãy đến Bình Thuận và cùng Bình Thuận khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của địa phương, cùng tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên trải dài từ Bắc đến Nam và gặp gỡ, tìm hiểu các câu chuyện đơn giản, mộc mạc từ những người dân chất phác, thân thiện.

Trường Thu Lâm

Nguồn Sao Pháp Luật: http://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/ly-do-dau-tu-vao-binh-thuan-6114/