Lý do đằng sau việc Mỹ 'nhượng bộ' Huawei?

Sau khi một loạt công ty công nghệ Mỹ tuyên bố sẽ dừng hợp tác với Huawei, Bộ Thương mại Mỹ mới đây đã có động thái giúp công ty Trung Quốc tiếp tục hoạt động bình thường trong 3 tháng tới.

Bộ Thương mại Mỹ vừa ký Giấy phép tạm thời cho phép Huawei tiếp tục sử dụng phần mềm, thiết bị của Mỹ cho đến ngày 19/8.

Bộ Thương mại Mỹ vừa ký Giấy phép tạm thời cho phép Huawei tiếp tục sử dụng phần mềm, thiết bị của Mỹ cho đến ngày 19/8.

Theo Reuters, giấy phép này sẽ cho phép Huawei “thực hiện những hành động cần thiết để tiếp tục cung cấp dịch vụ và hỗ trợ, bao gồm cập nhật phần mềm và các bản vá, tới những thiết bị đã được bán ra trong hoặc trước ngày 16/5”. Giấy phép này cũng cho phép Huawei bảo trì các thiết bị mạng của họ, đồng thời tiếp cận thông tin về lỗ hổng bảo mật từ các nhà sản xuất.

Có thể thấy sự “nhượng bộ” này từ phía Mỹ có thể xuất phát từ phản ứng dây chuyền quá mạnh từ quyết định trước đó, khiến các doanh nghiệp công nghệ trên thế giới ngay lập tức dính “đòn”. Điều này có thể thấy khi cổ phiếu của các nhà sản xuất chip Hoa Kỳ và EU đã giảm mạnh vào hôm thứ Hai (20/5) trước những lo ngại rằng các các công ty này sẽ phải tạm ngừng giao dịch với Huawei do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Theo đó, cổ phiếu của STMicro, nhà sản xuất chip lớn nhất châu Âu của Pháp giảm đến 8% sau quyết định trừng phạt Huawei của Mỹ.

Tình trạng cổ phiếu bị sụt giảm diễn ra sau khi tờ Nikkei Asian Review báo cáo rằng Infineon đã tạm dừng việc cung cấp các lô hàng cho Huawei sau khi Washinhton bổ sung nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới Huawei vào danh sách đen thương mại vào đầu tuần trước. Lệnh trừng phạt không chỉ gây thiệt hại cho Huawei mà còn gây khó khăn cho việc kinh doanh của các công ty Mỹ.

Báo cáo của Nikkei cũng cho biết STMicro, nhà sản xuất chip lớn nhất châu Âu của Pháp sẽ tổ chức một cuộc họp trong tuần này để thảo luận về việc có nên tiếp tục cung cấp thiết bị cho Huawei hay không.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất chip Mỹ như Qualcomm, Xilinx, Micron Technology, Broadcom Inc, Skyworks Solutions và Advanced Micro Devices cũng giảm từ 3% đến 5%.

“Ngay cả khi các công ty sản xuất chip có thể tiếp tục bán linh kiện mà không phải chịu sự hạn chế nào từ lệnh trừng phạt Huawei của Mỹ thì việc gián đoạn trong hoạt động kinh doanh của Huawei cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các nhà cung cấp của công ty này”, chuyên gia phân tích Janardan Menon của Liberum cho biết.

Bên cạnh đó, còn một lý do khác được cây viết Tim Culpan của Bloomberg đưa ra cho rằng hành động “đóng cửa” ngay với Huawei của các công ty công nghệ Mỹ dưới yêu cầu từ chính phủ có thể dẫn đến một cuộc "chiến tranh lạnh" về công nghệ, khiến Trung Quốc đổ tiền để cố gắng chạy đua với Mỹ.

Anshel Sag, nhà phân tích của Moor Insights & Strateg lại cho rằng, Mỹ đưa ra thời hạn 3 tháng cho Huawei là do Google có khả năng đã buộc chính quyền của ông Trump phải rút khỏi lập trường của mình.

Về phần mình, Huawei đang thể hiện sự thách thức. Người sáng lập công ty, ông Nhậm Chính Phi nói với CCTV - Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc hôm thứ Ba rằng, hành động của Chính phủ Mỹ tại thời điểm này đánh giá thấp khả năng của Huawei.

Ông chủ Huawei cho biết Huawei đã bất hòa với chính phủ Mỹ, chứ không phải các công ty Mỹ và Huawei có khả năng sản xuất chip mà họ mua từ Mỹ, mặc dù điều đó không có nghĩa là họ sẽ ngừng mua chip của Mỹ.

Google cho biết trong một tuyên bố rằng việc tạm dừng cho phép gã khổng lồ công nghệ Hoa Kỳ có thể tiếp tục cung cấp các bản cập nhật phần mềm và bản vá bảo mật cho các mẫu (Huawei) hiện tại trong 90 ngày tới.

Người chiến thắng lớn nhất về lâu dài sẽ là các công ty công nghệ thông tin của Mỹ, nhưng trong ngắn hạn, căng thẳng giữa hai nước làm tăng cơ hội cho Hàn Quốc, ông Daniel Daniel Yoo, người đứng đầu chiến lược và nghiên cứu toàn cầu tại Kiwoom Securities, nói với CNBC qua email .

Trong phân khúc điện thoại thông minh, nơi Huawei là một trong số ít các công ty chứng kiến sự tăng trưởng hàng năm của các lô hàng tại thời điểm bán hàng chậm lại, Hàn Quốc như Samsung thì đây sẽ doanh nghiệp hưởng lợi trong cuộc chiến thương mại này, Yoo nói. Dữ liệu từ Canalys cho thấy sự tăng trưởng hàng năm của Samsung trên các lô hàng điện thoại thông minh trên toàn thế giới giảm 10% trong quý đầu tiên của năm 2019, trong khi Huawei tăng 50,2%. Trong cùng thời gian, tăng trưởng điện thoại thông minh khổng lồ của công nghệ Mỹ đã giảm 23,2%.

Tuy nhiên, trước việc tạm dừng cung các các bản cập nhật phần mềm và bản vá bảo mật cho các mẫu (Huawei) hiện tại trong 90 ngày tới, thì thị trường châu Âu mới là vấn đề mà Huawei cần thực sự lo lắng. Bởi đối với thị trường nội địa, bản thân người dân cũng ít dùng các dịch vụ của Google như Gmail, Google Maps. Tuy nhiên điều này ngược lại hoàn toàn với người dân ở châu Âu, nơi mà các ứng dụng nêu trên đã quá quen thuộc. Có vẻ sớm nhận ra mối đe dọa này mà mới đây ông Abraham Liu, đại diện của Huawei tại Liên minh châu Âu đã kêu gọi châu Âu không thỏa hiệp với Mỹ và cam kết nỗ lực đảm bảo an ninh cho mạng 5G ở các nước.

"Huawei giờ đây đang trở thành nạn nhân bị chính quyền Mỹ bắt nạt. Đây không chỉ là cuộc tấn công nhằm vào Huawei, mà còn chống lại sự tự do và trật tự dựa trên các quy tắc. Điều này thật nguy hiểm", Abraham Liu, đại diện của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei tại Liên minh châu Âu (EU) phát biểu.

Ông Liu cảnh báo rằng mục tiêu hiện nay là Huawei, nhưng bất kỳ công ty nào cũng có thể bị nhắm tới trong tương lai. "Nếu chúng ta nhắm mắt làm ngơ, hậu quả gì sẽ xảy ra trong tương lai với sự thỏa hiệp như vậy?", ông nói. Đại diện Huawei còn muốn lôi kéo châu Âu thêm nữa qua dẫn chứng tập đoàn đã có mặt ở châu Âu gần 20 năm, tạo việc làm cho 12.200 người, trong đó chủ yếu là cư dân địa phương, từ đó thúc đẩy lợi ích kinh tế của châu Âu.

Nguyễn Long

Bạn đang đọc bài viết Lý do đằng sau việc Mỹ “nhượng bộ” Huawei? tại chuyên mục Khoa Học - Công nghệ của Báo Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: (024) 3.5771239,

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/ly-do-dang-sau-viec-my-nhuong-bo-huawei-150646.html