Lý do các thiên hà bij 'chết' trong quá khứ

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, mức độ kim loại có trong các thiên hà đã chết cung cấp dấu vân tay giúp cho việc xác định nguyên nhân cái chết của chúng.

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh đã đưa ra các kịch bản giải thích làm thế nào để các thiên hà chết trong quá khứ và điều gì đã giết chết chúng?

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, nguyên nhân chính gây ra cái chết của thiên hà là “bị siết cổ”, xảy ra sau khi các thiên hà bị cắt các nguyên liệu thô cần thiết để tạo ra các ngôi sao mới.

 Nguồn ảnh: Popular Mechanics

Nguồn ảnh: Popular Mechanics

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge và Đài thiên văn Hoàng gia Edinburgh đã phát hiện ra rằng, mức độ kim loại có trong các thiên hà đã chết cung cấp dấu vân tay quan trọng, giúp cho việc xác định nguyên nhân cái chết.

Có hai loại thiên hà trong vũ trụ: khoảng một nửa là các thiên hà sống còn sống, có thể tạo ra các ngôi sao và nửa còn lại là các thiên hà chết chóc.

Các thiên hà còn sống như Milky Way của chúng ta rất giàu khí lạnh - chủ yếu là hydro cần thiết để tạo ra các ngôi sao mới, trong khi các thiên hà chết có nguồn cung các chất này rất thấp, thậm chí không có.

Các nhà thiên văn học đã đưa ra hai giả thuyết chính cho cái chết của thiên hà: Hoặc là khí lạnh cần thiết để tạo ra các ngôi sao mới trong thiên hà đột nhiên bị hút ra khỏi bởi các thiên hà thế lực khác nằm ở bên ngoài, hoặc là do lỗ đen.

Nguyên nhân khác có thể đến từ việc cung cấp khí lạnh đến bằng cách nào đó bị dừng lại, từ từ bóp nghẹt đường cung cấp cho thiên hà dẫn đến cái chết thiên hà đó trong một thời gian dài.

Để có được kết luận này, các chuyên gia đã để phân tích mức độ kim loại trong hơn 26.000 thiên hà có kích thước trung bình nằm ở một góc vũ trụ của chúng ta qua Đài thiên văn quốc tế Mount Graham , Arizona , Hoa Kỳ.

Bởi kim loại là một tác nhân mạnh mẽ trong lịch sử hình thành sao: Càng nhiều ngôi sao được hình thành bởi một thiên hà thì càng có nhiều kim loại trong đó.

Yingjie Peng thuộc Phòng thí nghiệm Cavendish của Cambridge và Viện vũ trụ học Kavli cho biết: "Vì vậy, nhìn vào mức độ kim loại trong các thiên hà đã chết sẽ có thể cho chúng ta biết chúng đã chết như thế nào".

Nếu các thiên hà bị giết bởi dòng chảy khí lạnh bị “bóp chặt” đầu vào thì hàm lượng kim loại của một thiên hà đã chết sẽ giảm tối đa, dẫn tới quá trình hình thành sao đột ngột dừng lại.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Smithsonian Magazine)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ly-do-cac-thien-ha-bij-chet-trong-qua-khu-1376644.html