Lương tối thiểu vùng 2020 (Kỳ III): Cần loại bỏ hàng xa xỉ phẩm ra khỏi 'giỏ hàng hóa'

Đó là kiến nghị của các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp liên quan tới 'giỏ hàng hóa' tính 'nhu cầu sống tối thiểu' - căn cứ điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2020.

Tháng 7 tới đây, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ tổ chức các Phiên đàm phán điều chỉnh lương tối thiểu năm 2020. Với mức tăng 5,3% của năm 2019, tình hình thảo luận lương tối thiểu 2020 tại Hội đồng Tiền lương tới đây được cho là sẽ rất căng thẳng.

Tháng 7 tới đây, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ tổ chức các Phiên đàm phán điều chỉnh lương tối thiểu năm 2020.

Tháng 7 tới đây, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ tổ chức các Phiên đàm phán điều chỉnh lương tối thiểu năm 2020.

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW, khi xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp và không thể bỏ qua yếu tố đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình.

Căn cứ đó, trong những năm qua, Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng tiền lương quốc gia đã căn cứ vào khuyến nghị của Viện dinh dưỡng về 54 mặt hàng lương thực, thực phẩm tương đương 2300Kcals và dựa vào khuyến nghị của Tổng cục thống kê để đưa ra mức giá cho 54 mặt hàng.

Cụ thể, nếu như năm 2016, bộ phận kỹ thuật tính mức giá của "rổ hàng hóa" là 660.000 đồng. Nhưng trước đó, cùng các tiêu chí và định lượng như vậy nhưng "rổ hàng hóa" của năm 2014 lại là 720.000 đồng vì thời điểm trước năm 2014 chỉ số giá tiêu dùng CPI thường được lấy ở mức khoảng 7-8% để ước lượng cho những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, trong thực tế chỉ số CPI những năm sau thấp hơn nhiều so với dự báo. Cụ thể là năm 2014 dự kiến tăng CPI là 7% thì thực tế chỉ là 4%, năm 2015 dự kiến là 5% thì thực tế chỉ là 0,63%, năm 2016 dự kiến tăng CPI là 5% thì thực tế chỉ số giá tiêu dùng bình quân chỉ tăng 2,66% và năm 2017 dự kiến tăng CPI là 5% thì thực tế chỉ số giá tiêu dùng bình quân chỉ tăng 2,66%. Những năm gần đây CPI cũng duy trì mức dưới 4%.

“Nhiều năm chúng ta đưa ra dự báo CPI không sát thực tế, thường cao hơn so với thực tế thực hiện”, ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết.

Hơn nữa, cơ cấu mặt hàng trong “rổ hàng hóa” cũng được doanh nghiệp kiến nghị cần rà roát điều chỉnh lại cho phù hợp.

“Trong giỏ hàng hóa, xác định các chi phí lương thực và phi lương thực, có một số hàng hóa cần loại ra những mặt hàng không sinh Kcals và có hại cho sức khỏe hay hàng hóa xa xỉ phẩm như thuốc lá rượu, bia, trầu cau, cà phê, thuốc lá...phải loại khỏi giỏ hàng hóa căn cứ tính mức sống tối thiểu”, Đại diện Hiệp hội DNNVV Việt Nam kiến nghị.

Nếu thực hiện được điều này, thì “rổ hàng hóa” sẽ giảm số mặt hàng và tổng mức giá cũng theo đó mà giảm đi.

Dựa vào cơ cấu chi tiêu thực tế của 10 nhóm dân cư theo điều tra của Tổng cục thống kê cho thấy, nhóm người lao động sẽ nằm chủ yếu trong nhóm 2 và 3 với tỷ lệ chi lương thực, thực phẩm ở mức 55% và phi lương thực, thực phẩm mức 45%.

Tuy nhiên, để hướng tới việc nâng cao điều kiện sống của người lao động, các doanh nghiệp cũng kiến nghị để tỷ lệ này ở mức 48%-52%, đây là mức theo tỷ lệ bình quân của 10 nhóm dân cư, số liệu này đã tính thêm phần nhà ở cho người lao động.

Như vậy, trong khi các yếu tố về tốc độ CPI và số lượng hàng hóa trong “rổ hàng hóa” thay đổi xu hướng giảm, thì việc tính toán tỉ lệ điều chỉnh lương tối thiểu cần được điều chỉnh giảm, căn cứ vào “số liệu thực tế của nhu cầu sống tối thiểu” này.

Ba cơ sở điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2020

Cơ sở thứ nhất, về lương tối thiểu bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình. Đánh giá của nhóm kỹ thuật VCCI cho thấy, mức lương tối thiểu hiện nay đã đáp ứng 95,2% nhu cầu sống tối thiểu.

Cơ sở thứ hai, mức lương phổ biến trên thị trường lao động, theo đó, thu nhập bình quân quý IV/2018 là 6.6500 nghìn đồng. Như vậy lương tối thiểu vùng quý 1/2019 đã tương đương 63% mức lương trung bình.

Cơ sở thứ ba, giá tiêu dùng, tình hình kinh tế và xã hội tăng trưởng doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2019 trong khi chỉ số giá tiêu dùng CPI hiện dự báo mức dưới 4% và tăng trưởng GDP ở mức 6,8%, thì tăng tiền lương tối thiểu vùng mức 5,3%. Như vậy, dù mức tăng lương tối thiểu vùng 2019 có giảm so với GDP nhưng vẫn cao hơn mức tăng CPI.

Thy Hằng

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/luong-toi-thieu-vung-2020-ky-iii-can-loai-bo-hang-xa-xi-pham-ra-khoi-gio-hang-hoa-151344.html