Lúc nào cần đổi màu?

Lý giải cho việc thay đổi biểu tượng của Công ty bằng huy hiệu màu đen 4 năm trước, Travis Klanick – CEO và là người đồng sáng lập của Uber cho biết, đó là vì công ty này đã...

Lý giải cho việc thay đổi biểu tượng của Công ty bằng huy hiệu màu đen 4 năm trước, Travis Klanick – CEO và là người đồng sáng lập của Uber cho biết, đó là vì công ty này đã trở thành “hoàn toàn khác so với những ngày đầu thành lập”.

Dù đây đó vẫn còn một số tranh luận nhất định về tính pháp lý trong hoạt động của Uber, nhưng cách thức tôn vinh các đô thị – thị trường của Uber thông qua biểu tượng của công ty cũng rất nên tham khảo.

Ireland

Khi mới ra mắt là một dịch vụ xe hơi riêng “dành cho 100 người bạn” tại San Francisco (Mỹ) với khẩu hiệu “tài xế riêng của mọi người”. Giờ đây, Công ty này đã là một mạng lưới vận tải bao trùm 400 thành phố tại 68 quốc gia, cung cấp dịch vụ vận chuyển từ con người, đến thực phẩm và cả hàng hóa. Nhưng Uber không bỏ tiền để mua hàng triệu chiếc xe trên toàn cầu cũng như không phải trả lương cho hàng triệu tài xế đang cần mẫn lái xe. Họ chỉ thiết kế và vận hành những phần mềm để giúp cho “thao tác chạm” của khách hàng phát huy tác dụng.

Nét chữ trong biểu tượng mới của Uber được thiết kế “vững chãi và cao cấp hơn”, được cho là phản ánh diện mạo vững vàng hơn của Uber khi đã đạt đến giai đoạn trưởng thành với tư cách một công ty; thay vì những đường cong trong biểu tượng cũ, được ví như “kiểu tóc xoăn của thập niên 90”. Cũng nhờ đó, người ta có thể nhận diện được Uber từ khoảng cách xa hơn.

Mexico

Nhưng điểm đặc biệt của chiếc “huy hiệu” Uber chưa dừng lại ở đó. Cho rằng hai màu đen và trắng có phần “xa cách và lạnh lẽo”, các nhà sáng lập Uber đã đi tìm những màu sắc và hoa văn riêng biệt cho từng quốc gia trên cơ sở những nghiên cứu công phu về kiến trúc, vải vóc, đồ trang trí, nghệ thuật, thời trang, con người, văn hóa…

Tại Mexico, đó là màu hồng và các họa tiết đặc trưng trên gạch ngói bản địa; tại Ai-len, cảm hứng được mang đến từ di sản kiến trúc phong cách Georgian và màu xanh của cây cỏ; còn tại Nigeria, đó là những tấm vải Ankara rực rỡ, những họa tiết hình học tuyệt đẹp màu sắc tươi sáng… Trung Quốc ư? Chỉ có thể là màu đỏ…

Tiếp tục đi xa hơn nữa, khi cho rằng mỗi thành phố đều có một cá tính riêng, mục tiêu lâu dài của hãng này là tạo ra những thiết kế biểu tượng độc đáo áp dụng cho từng thành phố. Điều này có nghĩa là tới đây sẽ có thêm hàng trăm bảng màu và họa tiết được sử dụng cho các thị trường khác nhau – một cách thức khôn khéo để tôn vinh những thành phố mà hãng này hiện diện. “Kiểu tóc” nhiều màu sắc mới được hy vọng sẽ tạo nên một trào lưu thời trang lâu dài hơn mái tóc xoăn của những năm 90.

Kể cũng không dễ để “nịnh khéo” các đô thị – thị trường như thế!

Doanh Nhân

Nguồn Doanh Nhân Online: https://doanhnhanonline.com.vn/luc-nao-can-doi-mau/