Lực lượng 'nắm đấm thép' Việt Nam tiên phong vượt mọi địa hình

Lực lượng tăng thiết giáp của Việt Nam được coi là 'Nắm Đấm Thép' của Quân đội Nhân dân Việt Nam và là mũi tiên phong, dẫn đầu quan trọng nhất của lực lượng lục quân trong nhiều trận đánh.

Hiện tại, trong biên chế của lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam đông nhất vẫn là những xe tăng loại T-54/55 hoặc xe tăng Type 59 - phiên bản T-54/55 do Trung Quốc thiết kế. Nguồn ảnh: VTV1.

Hiện tại, trong biên chế của lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam đông nhất vẫn là những xe tăng loại T-54/55 hoặc xe tăng Type 59 - phiên bản T-54/55 do Trung Quốc thiết kế. Nguồn ảnh: VTV1.

Tuy đã có tuổi đời cao nhưng đây vẫn được coi là một trong những nhân tố quan trọng, then chốt nhất và được coi là "Nắm Đấm Thép" của quân đội ta. Nguồn ảnh: VTV1.

Một trong những bài tập không thể thiếu được của lực lượng tăng thiết giáp đó là cơ động trên nhiều kiểu địa hình, trong nhiều kiểu thời tiết khác nhau. Nguồn ảnh: VTV1.

Do lái xe tăng có tầm nhìn rất kém, người "tài xế" cần kết hợp nhuần nhuyễn những kỹ thuật cá nhân, cảm giác lái của chính mình cùng với những chỉ dẫn, ám hiệu của trưởng xa - người có vị trí ngồi trên nóc tháp pháo với tầm nhìn bao quát hơn. Nguồn ảnh: VTV1.

Đặc biệt trong những môi trường có địa hình phức tạp, đường nhỏ hẹp và có nhiều vật cản, quá trình cơ động của xe tăng phải đảm bảo an toàn cho kíp lái cũng như cho khí tài nhưng vẫn phải giữ thời gian cơ động ở mức thấp nhất có thể. Nguồn ảnh: VTV1.

Loại xe tăng T-54/55 hay Type 59 có trọng lượng khoảng 39,7 tấn nên khi cơ động trong điều kiện địa hình xấu như bùn lầy hay đầm lầy sẽ có khả năng vượt địa hình tốt hơn các xe tăng đời mới hiện nay - vốn nhẹ nhàng nhất cũng nặng trên 45 tấn. Nguồn ảnh: VTV1.

Một trong những bài huấn luyện đặc biệt quan trọng nữa của lực lượng tăng thiết giáp đó là phối hợp với bộ binh tùng thiết để cơ động, đánh cửa mở. Nguồn ảnh: VTV1.

Trong những màn tấn công cửa mở, các xe tăng này sẽ trở thành lá chắn sống cho bộ binh tiến công, di chuyển phía sau và cũng là công cụ hút hỏa lực địch hiệu quả, giúp các mũi tiến công khác thu hẹp khoảng cách, đánh bật các cụm hỏa lực của đối phương. Nguồn ảnh: VTV1.

Mặc dù hiện tại T-54/55 hay Type 59 không còn đủ khả năng đối đầu với các loại xe tăng hiện đại ra đời sau này, tuy nhiên khi sử dụng khôn khéo với lực lượng bộ binh, các xe tăng hạng trung này hoàn toàn có thể đảm nhận tốt vị trí yểm trợ bộ binh với hỏa lực đủ để "dập" những cụm phòng thủ của bộ binh đối phương. Nguồn ảnh: VTV1.

Hiện tại, chúng ta cũng đã tiến hành nghiên cứu, cải tiến phiên bản T-54B lên chuẩn phiên bản xe tăng T-54M - một phiên bản hiện đại hơn với hệ thống giáp được nâng cấp vượt trội kèm theo đó là hệ thống cân bằng điện tử, kiểm soát hỏa lực hiệu quả. Nguồn ảnh: VTV1.

Việc tự nâng cấp được cho các xe tằng T-54/55 này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn nhưng vẫn đáp ứng được số lượng xe tăng trực chiến và yêu cầu của chiến trường hiện đại khi nổ ra chiến tranh quy mô lớn. Nguồn ảnh: VTV1.

Mời độc giả xem Video: Xe tăng T-54/55 của Quân đội Việt Nam diễn tập trân thao trường.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/luc-luong-nam-dam-thep-viet-nam-tien-phong-vuot-moi-dia-hinh-1283527.html