Luật và cuộc sống

Hôm nay (22/10), Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIV chính thức khai mạc. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của kỳ họp này là xây dựng các văn bản luật. Công tác xây dựng pháp luật chiếm tới gần 40% tổng thời gian của kỳ họp.

Dự kiến tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật và cho ýkiến đối với 6 dự án luật; trong đó có những dự án luật được dư luậnđặc biệt quan tâm, như: Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); LuậtCông an nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtGiáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Cảnh sát biểnViệt Nam; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật Giáo dục (sửa đổi); LuậtKiến trúc; Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật Đầu tư công (sửa đổi); LuậtPhòng, chống tác hại của rượu, bia...

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bản chất cốt lõicủa nhà nước pháp quyền là quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi người đêùbình đẳng trước pháp luật. Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơquan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp. Xây dựng luật và sửa đổi luậtlà nhiệm vụ hàng đầu của Quốc hội. Thế nhưng, các đạo luật chỉ phát huytác dụng khi nó đi vào cuộc sống. Để luật đi vào cuộc sống thì điêùquan trọng nhất là phải đưa cuộc sống vào luật.

Những năm qua, nhất là trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và XIV, Quốchội đã xây dựng và sửa đổi nhiều đạo luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lýcho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại đa số các luật đều xuấtphát từ nhu cầu thực tiễn cuộc sống và đã nhanh chóng đi vào cuộc sống.Thế nhưng cũng có văn bản luật xa rời cuộc sống và không được cuộc sốngchấp nhận. Tình trạng “luật khung”, “luật ống”, “luật treo” vẫn còn tồntại gây bức xúc dư luận vì ban hành rồi nhưng không thể thực hiện đượcdo thiếu các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành. Đặc biệt, do luật xarời cuộc sống nên “tuổi thọ” của một số luật rất ngắn, có luật vừa mơíban hành đã phải sửa ngay cho phù hợp với thực tiễn.

Nguyên nhân dẫn đến khoảng cách xa giữa cuộc sống và luật có nhiều,trong đó có nguyên nhân quan trọng từ phía những người làm luật xa rơìthực tiễn, chưa khảo sát kỹ thực tiễn, ngại nghiên cứu, ngại lấy ý kiếncủa các đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật. Bên cạnh đó, còn một bộphận không nhỏ cán bộ, công chức và người dân thờ ơ với việc tham giaxây dựng các văn bản pháp luật. Thậm chí có dự thảo văn bản luật đưa lêncổng thông tin điện tử để người dân góp ý hàng năm trời thì chẳng cómấy người để ý, nhưng đến khi ban hành hoặc chuẩn bị ban hành rồi lại cóngười phản đối. Thái độ thờ ơ của một số công chức, viên chức trong bộmáy công quyền hiện nay đối với những đóng góp của người dân vào các vănbản luật cũng làm “triệt tiêu” nhiệt tình xây dựng pháp luật.

Trong số gần 3.000 ý kiến của cử tri gửi tới kỳ họp Quốc hội lần này cónhiều ý kiến đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủquan tâm đến chất lượng xây dựng luật, kịp thời ban hành các văn bảnhướng dẫn thi hành, bảo đảm tính đồng bộ, khả thi của hệ thống phápluật.

Để đưa cuộc sống vào luật đòi hỏi những người làm luật phải có đủ tâm,đủ tầm và quan trọng là văn bản quy phạm pháp luật phải được xây dựngtrên cơ sở nhu cầu cấp thiết của cuộc sống. Việc nghiên cứu, tổng kếtthực tiễn và tham vấn ý kiến của đối tượng thi hành luật phải là yêu câùbắt buộc trước khi ban hành văn bản luật. Cần có chế tài xử lý nhữngngười soạn thảo cố tình đưa vào văn bản luật những quy định nhằm phục vụcho cơ quan hoặc nhóm người có lợi ích từ quy định đó, không xuất pháttừ nhu cầu hợp lý của cuộc sống. Các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đạibiểu Quốc hội cần tăng cường hơn nữa việc giám sát thi hành pháp luật;có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ và các cơquan hữu quan trong việc bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án luật. Cácvị đại biểu Quốc hội phải thể hiện vai trò là người đại biểu của nhândân, thay mặt nhân dân xem xét kỹ càng các dự án luật, thận trọng vàcông tâm khi bấm nút thông qua dự thảo luật và xem xét thấu đáo các vănbản hướng dẫn thi hành luật để bảo đảm cho luật khi ban hành đi vào đượccuộc sống./.

Đỗ Phú Thọ (qdnd.vn)

Nguồn Tuyên Giáo: http://www.tuyengiao.vn/dien-dan/luat-va-cuoc-song-115802