Luật thi đấu Robocon 2019 như thế nào?

Nước chủ nhà Mông Cổ xây dựng chủ đề Robocon 2019 lấy cảm hứng từ những nét văn hóa truyền thống dựa trên sự tích về chiếc thẻ bài truyền tin của người chiến binh Mông Cổ và trò chơi dân gian ném Sagai của người dân du mục, đặc biệt là có quy định robot phải di chuyển bằng cơ cấu 4 chân.

Robocon Việt Nam 2019 đang sắp bước vào vòng tứ kết, bán kết và trận chung kết trong tối Chủ Nhật hôm nay. Để cập nhật lịch thi đấu và địa chỉ xem trực tiếp các trận đấu Robocon 2019, chúng ta có thể xem ở đây.

ICTnews cũng sẽ trích dẫn những điều luật thi đấu cơ bản bên dưới để người xem có thể hiểu hơn đề thi năm nay. Năm 2019, Mông Cổ sẽ là nơi đăng cai tổ chức cuộc thi Robocon Châu Á - Thái Bình Dương và nước chủ nhà đã xây dựng chủ đề "Robot truyền tin", lấy cảm hứng từ những nét văn hóa truyền thống Mông Cổ.

Robocon 2019 dựa trên sự tích về chiếc thẻ bài truyền tin của người chiến binh Mông Cổ và trò chơi dân gian ném Sagai của người dân du mục. Điều khá độc đáo là theo luật thi năm nay các đội sẽ phải tạo ra các robot di chuyển bằng cơ cấu 4 chân, hứa hẹn sẽ tạo điều kiện cho sự sáng tạo và những bất ngờ thú vị.

Một số thuật ngữ, định nghĩa

Trên hình là sơ đồ sân đấu của Robocon 2019.

Trên hình là sơ đồ sân đấu của Robocon 2019.

Luật thi đấu Robocon 2019

1. Tiến trình trận đấu và các nhiệm vụ của cuộc thi

Mỗi đội phải hoàn thành các nhiệm vụ theo trình tự sau:

1.1. Hiệu chỉnh robot

1.1.1. Các đội có 1 phút để hiệu chỉnh robot trước khi trận đấu bắt đầu

1.1.2. Ba thành viên thi đấu chính thức và có thể cho phép nhiều nhất 3 thành viên hỗ trợ tham gia vào quá trình hiệu chỉnh robot trước trận đấu

1.1.3. Nếu một đội không kịp hiệu chỉnh robot trong thời gian 1 phút, đội đó có thể tiếp tục hiệu chỉnh sau khi trận đấu bắt đầu. Khi hoàn thành việc hiệu chỉnh robot, đội thi đấu có thể cho robot hoạt động với sự cho phép của trọng tài.

1.2. Triển khai robot và hoạt động của các thành viên khi bắt đầu và trong suốt trận đấu

1.2.1. Robot MR1 phải xuất phát từ vùng Khangai urtuu. Kích thước của robot phải nằm trọn trong vùng Khangai

urtuu kể cả vùng không gian phía trên.

1.2.2. Robot MR2 phải xuất phát từ vùng Gobi urtuu. Kích thước của robot phải nằm trọn trong vùng Gobi urtuu

kể cả vùng không gian phía trên.

1.2.3. Tất cả các thành viên phải đứng bên ngoài sân thi đấu. Chỉ duy nhất thành viên điều khiển robot MR1 được phép đứng bên trong sân thi đấu. Tuy nhiêu người điều khiển robot này không được chạy khi đang điều khiển robot MR1.

1.2.4. Nếu người điều khiển cần đi vào sân thi đấu thì chỉ có thể đi vào vùng Khangai và vùng ném Shagai.

1.2.5. Nếu robot MR1 được thiết kế chạy tự động hoàn toàn thì tất cả thành viên phải ở ngoài sân thi đấu ngoại trừ lúc khởi động và retry robot.

1.2.6. Robot MR1 được phép xâm phạm vùng không gian phía trên bên ngoài vùng Khangai và vùng ném Shagai. Robot MR2 được phép xâm phạm vùng không gian phía trên bên ngoài vùng Gobi và vùng Mountain. Tuy nhiên cả hai robot không được phép xâm phạm vùng không gian phía trên sân thi đấu của đối phương.

1.3. Gerege và Shagai

1.3.1. Mỗi đội thi đấu sử dụng 1 Gerege và 3 Shagai được cung cấp bởi ban tổ chức.

1.3.2. Robot MR1 phải cầm Gerege khi trận đấu bắt đầu.

1.3.3. Mỗi đội sử dụng 3 Shagai và chúng phải được đặt tại vùng Khangai khi bắt đầu trận đấu. Các đội tự quyết định vị trí đặt các Shagai.

1.3.4. Các thành viên thi đấu không được phép chạm vào Gerege và các Shagai ngoại trừ lúc hiệu chỉnh hoặc retry robot.

1.3.5. Vận chuyển Gerege

1.3.5.1. Robot MR1 phải giữ Gerege theo chiều thẳng đứng (phần có lỗ hướng lên trên).

1.3.5.2. Robot MR1 được phép nghiêng Gerege với góc nghiêng lên đến 45 độ.

1.3.5.3. Khi robot MR1 cầm Gerege, tối thiểu 70% bề mặt mỗi bên của Gerege phải được nhìn thấy.

1.3.5.4. Robot MR1 phải cầm Gerege cao hơn phần thân trên trong khi robot MR2 phải cầm Gerege thấp hơn phần thân trên của robot.

1.4. Những nhiệm vụ tại vùng Khangai

1.4.1. Robot MR1 xuất phát từ vùng Khangai urtuu bằng một hiệu lệnh xuất phát. Robot băng rừng, vượt sông và băng qua vạch kẻ số 1. Việc “băng qua vạch kẻ” được công nhận khi mà tất cả các bộ phận tiếp xúc với mặt sân thi đấu của robot vượt qua vạch kẻ này.

1.4.2. Robot MR1 phải di chuyển băng qua khu rừng theo đường dẫn màu trắng.

1.4.3. Khi băng rừng robot MR1 có thể chạm vào các cây cột nhưng không được phép sử dụng để thay đổi hướng và dùng để di chuyển.

1.4.4. Robot MR1 phải vượt sông bằng cách đi qua cây cầu.

1.5. Chuyển Gerege

1.5.1. Sau khi vượt qua vạch kẻ số 1, robot MR1 chuyển Gerege cho robot MR2

1.5.2. Robot MR1 không được tiếp xúc vật lý với robot MR2 khi chuyển Gerege. Tuy nhiên, robot MR1 có thể khởi động robot MR2 bằng cách dùng Gerege để ra hiệu hoặc nhấn nút khởi động robot MR2.

1.5.3. Không được phép ném Gerege. Các robot chỉ có thể chuyển Gerege cho nhau. Khi chuyển Gerege phải có một thời điểm mà cả hai robot cùng tiếp xúc với Gerege.

1.5.4. Việc “chuyển Gerege được xem là thành công” chỉ khi robot MR1 tách khỏi Gerege và robot MR2 cầm Gerege.

1.5.5. Khi cầm Gerege, robot MR2 không cần giữ Gerege theo chiều thẳng đứng và Gerege có thể bị che khuất.

1.6. Nhiệm vụ tại vùng Gobi

1.6.1. Khi robot MR2 nhận Gerege và di chuyển vượt qua vạch kẻ số 2, đội thi đấu ghi được điểm. “Vượt qua vạch kẻ” nghĩa là toàn bộ bề mặt tiếp xúc của bốn chân robot MR2 phải tiếp xúc mặt sân phía sau vạch kẻ. Không cần tất cả 4 chân phải tiếp xúc với mặt sân cùng một thời điểm.

1.6.2. Khi robot MR2 di chuyển qua Đụn cát (Sand Dune) và vượt qua vạch kẻ số 3, đội thi đấu ghi được điểm số.

1.6.3. Khi robot MR2 di chuyển qua Bụi cỏ (Tussock) và đến được (reach) Núi urtuu, đội thi đấu ghi được điểm số. “Đến được” nghĩa là toàn bộ bề mặt tiếp xúc của bốn chân robot MR2 phải chạm xuống Núi urtuu. Không cần tất cả 4 chân phải tiếp xúc với Núi urtuu cùng một thời điểm.

1.6.4. Khi robot MR2 đến được Núi urtuu thì robot MR2 phải đứng chờ ở đây.

1.7. Ném Shagai

1.7.1. Khi robot MR1 chuyển Gerege thành công cho robot MR2 thì robot MR1 có thể lấy Shagai

1.7.2. Khi robot MR2 đã đến được Núi urtuu thì robot MR1 có thể di chuyển vào vùng Throwing zone và ném Shagai.

1.7.3. Robot MR1 chỉ có thể cầm và ném mỗi lần một Shagai. Robot MR1 có thể ném 3 Shagai cho đến khi đội thi đấu ghi được nhiều hơn 50 điểm.

1.7.4. Robot MR1 không được phép làm hỏng Shagai với những hành động như dính hoặc kẹp Shagai quá mạnh.

1.7.5. Khi robot MR1 ném Shagai để ghi được 50 điểm hoặc nhiều hơn thì trọng tài sẽ phất cờ để xác nhận.

1.7.6. Nếu Shagai đã ném nằm bên phần sân của đội mình hoặc nằm bên ngoài sân, đội thi đấu có thể xin quyền “Shagai retry”. Với sự cho phép của trọng tài, thành viên đội thi đấu có thể nhặt Shagai này và đặt chúng lại ở vùng Khangai. Trong khoảng thời gian sắp xếp lại các Shagai, thành viên đội thi đấu phải dừng robot MR1. Khi các Shagai đã sắp xếp xong, thành viên đội thi đấu có thể kích hoạt robot MR1 với sự cho phép của trọng tài. Khi đó robot MR1 có thể ném lại Shagai.

1.7.7. Nếu robot MR1 ném Shagai của đội mình qua phần sân của đối phương thì đội đó bị truất quyền thi đấu và đối phương là đội giành chiến thắng.

1.8. Leo núi

1.8.1. Sau khi robot MR2 đến được Núi urtuu, với sự cho phép của trọng tài, các thành viên thi đấu có thể đi vào Núi urtuu và chạm vào robot để dừng, thay đổi chương trình hoặc điều chỉnh hướng di chuyển của robot MR2.

1.8.2. Sau khi robot MR1 ghi được tối thiểu 50 điểm bằng cách ném Shagai, robot MR2 được phép leo núi.

1.8.3. Tín hiệu để bắt đầu cho robot leo núi có thể được ra hiệu bởi thành viên thi đấu nhưng không được phép chạm vào robot.

1.8.4. Khi robot MR2 đến được vùng Uukhai, robot MR2 có thể giương cao Gerege theo chiều thẳng đứng cao hơn phần thân trên của robot. “Đến được vùng Uukhai” nghĩa là toàn bộ bề mặt tiếp xúc của bốn chân robot MR2 phải chạm mặt sân thi đấu của vùng Uukhai. Không cần tất cả 4 chân phải tiếp xúc với mặt sân cùng một thời điểm. Đội nào giương cao Gerege trước là đội giành chiến thắng tuyệt đối, chiến thắng này gọi là UUKHAI. “Giương cao Gerege theo chiều thẳng đứng” có nghĩa là khi robot MR2 giương cao Gerege, robot có thể nghiêng Gerege với độ nghiêng lên đến 45 độ và tối thiểu 70% bề mặt mỗi bên của Gerege phải được nhìn thấy

1.9. Thành viên thi đấu không được phép chạm tay vào robot trừ các trường hợp retry, khởi động và khi robot MR2 đã đến được Núi urtuu.

1.10. Trong trường hợp khẩn cấp, được sự cho phép của trọng tài, một thành viên đội thi đấu có thể vào sân thi đấu để nhấn nút dừng khẩn cấp.

2. Khởi động lại robot

2.1. Việc khởi động lại robot chỉ được thực hiện sau khi có sự cho phép của trọng tài

2.2. Các thành viên đội thi đấu phải đặt robot tại một vị trí khởi động được chỉ định trong khi chuẩn bị cho retry.

2.3. Không giới hạn số lần retry, quyền retry được thực hiện khi có sự đồng ý của trọng tài.

2.4. Bắt buộc phải retry khi robot cầm Gerege bị lệch hướng quy định hoặc đánh rơi Gerege, hoặc vi phạm luật thi đấu.

2.5. Vị trí khởi động lại khi retry là vùng Urtuu hoặc vùng sân thi đấu trước vạch kẻ vừa đi qua trước đó. Nếu robot khởi động lại ở vùng Urtuu thì tất cả các bề mặt tiếp xúc của robot với mặt sân thi đấu phải nằm trong vùng Urtuu. Nếu khởi động lại từ các vạch kẻ thì robot phải khởi động lại ở vị trí phía trước vạch.

2.6. Được phép retry chiến thuật

3. Quyết định chiến thắng

3.1. Robot MR2 của đội nào leo núi thành công và giương cao Gerege trước thì sẽ là đội giành chiến thắng tuyệt đối. Chiến thắng này gọi là UUKHAI.

3.2. Nếu không có đội nào giành chiến thắng tuyệt đối trong vòng 3 phút của trận thi đấu thì đội thắng cuộc sẽ được quyết định dựa vào số điểm ghi được. Đội nào ghi được nhiều điểm hơn thì sẽ là đội chiến thắng. Điểm số cho các nhiệm vụ được mô tả như sau:

3.3. Kết quả trận đấu

3.3.1. Kết quả trận đấu được công bố khi kết thúc 3 phút thi đấu và sau khi trọng tài kiểm tra xác nhận việc hoàn thành các nhiệm vụ.

3.3.2. Kết thúc trận đấu:

3.3.2.1. Hết thời gian 3 phút

3.3.2.2. Một đội bị truất quyền thi đấu

3.3.2.3. Một đội giành chiến thắng tuyệt đối “UUKHAI”

3.3.3. Trong trường hợp không có đội nào giành chiến thắng tuyệt đối thì chiến thắng được quyết định dựa trên thứ tự ưu tiên như sau:

3.3.3.1. Đội ghi được nhiều điểm hơn

3.3.3.2. Đội hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng trước

3.3.3.3. Đội ném Shagai nằm ở trạng thái “Con ngựa”

3.3.3.4. Đội ném Shagai nằm ở trạng thái “Con lạc đà”

3.3.3.5. Đội được Ban giám khảo quyết định là đội giành chiến thắng

*Luật thi đấu cụ thể hơn chúng ta có thể xem ở đây, và chúng ta cũng có thể xem clip giải thích bên dưới:

Anh Hào (Tổng hợp)

Nguồn ICTNews: https://ictnews.vn/internet/xa-hoi/luat-thi-dau-robocon-2019-nhu-the-nao-182432.ict