Luật sư phân tích những căn cứ có thể khởi tố vụ án tại 163 Xã Đàn

KTNT - Dự án 'Cống hóa mương và xây dựng tuyến đường từ cống Chẹm đến sông Lừ' tại các phường Nam Đồng, Kim Liên, Trung Tự thuộc quận Đống Đa, TP.Hà Nội đang gây nhiều bức xúc, hoài nghi trong dư luận. Luật sư Nguyễn Văn Kiệm, thuộc Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, cho rằng, có đủ căn cứ để khởi tố vụ án giả mạo hồ sơ, tài liệu, quyết toán khống dự án xảy ra tại 163 Xã Đàn.

>> Vụ “lập khống” hồ sơ GPMB tại Đống Đa: Công dân gửi đơn lên Bí thư Thành ủy Hà Nội

>> Tiếp bài “Lập khống” hồ sơ GPMB tại Đống Đa: Chuyển đơn sang UBND TP. Hà Nội giải quyết

>> Vụ “lập khống” hồ sơ GPMB tại Đống Đa (Hà Nội): Thanh tra Chính phủ đề nghị giải quyết

>> Thêm một Trưởng phòng của quận Đống Đa bị bắt vì liên quan đến GPMB?

>> Hà Nội: Tạm giam Phó chủ tịch, địa chính phường Trung Tự 4 tháng để điều tra

>> Diễn biến mới vụ tố cáo Chủ tịch UBND quận Đống Đa: Vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ?

>> Đống Đa - Hà Nội: Tìm hiểu, làm rõ đơn tố cáo đề nghị xem xét tư cách Đại biểu đối với Chủ tịch quận, phóng viên không nhận được hợp tác từ lãnh đạo HĐND quận

>> Mặt trận Tổ quốc đang xác minh tư cách đại biểu của Chủ tịch quận Đống Đa

>> Dự án “Cống hóa mương và xây dựng tuyến đường từ Cống Chèm đến Sông Lừ”: Cần làm rõ việc “giả mạo” chữ ký trong hồ sơ GPMB

Khu đất 163 Xã Đàn.

Theo luật sư Kiệm, trong Văn bản số 2719/CSĐT-CSKT ngày 10/9/2014 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa do ông Bùi Văn Đại, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa ký gửi ông Nguyễn Song Hào, Chủ tịch UBND quận Đống Đa khẳng định: “Hồ sơ, tài liệu do Ban quản lý dự án quận Đống Đa cung cấp không có chữ ký của ông Đỗ Đức Sơn và bà Nguyễn Thị Mền trong hồ sơ đền bù, hỗ trợ GPMB”.

Tại Điều 10, Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về việc Xác định sự thật của vụ án: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo...

Ở đây, Công an quận Đống Đa, đứng đầu là ông Bùi Văn Đại, Trưởng Công an quận, đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật tại Điều 10, Bộ luật Tố tụng Hình sự vì không tiến hành điều tra, xác minh, xem xét hồ sơ gốc, giám định tài liệu mà chỉ dựa vào hồ sơ của Ban Quản lý dự án quận Đống Đa cung cấp.

Tại thời điểm giải quyết bồi thường GPMB đối với dự án trên thì ông Đỗ Đức Sơn và bà Nguyễn Thị Mền không còn là chủ sử dụng đất và tài sản tại 163 Xã Đàn nữa. Tuy nhiên, hồ sơ GPMB vẫn được thực hiện, có bằng chứng, tài liệu cho thấy có chữ ký của ông Sơn, bà Mền, chứng tỏ nội dung tố cáo giả mạo hồ sơ, chữ ký là có căn cứ.

Nội dung thứ 2 mà công dân tố cáo là: UBND quận Đống Đa cung cấp hồ sơ, tài liệu về giải phóng mặt bằng giả mạo (tại 163 Xã Đàn) cho Công an quận Đống Đa. Luật sư có cho rằng tố cáo này là có cơ sở?

Văn bản số 2719/CSĐT-CSKT ngày 10/9/2014 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa khẳng định: “Hồ sơ, tài liệu do Ban quản lý dự án quận Đống Đa cung cấp: không có chữ ký của ông Đỗ Đức Sơn và bà Nguyễn Thị Mền trong hồ sơ đền bù, hỗ trợ GPMB…”.

Trong buổi họp báo ngày 18/12/2015, trước nhiều đại diện các cơ quan báo chí, ông Trương Thế Khôi, Trưởng ban Bồi thường GPMB quận Đống Đa thừa nhận:”Chúng tôi chỉ biết là có người ký hộ, nhưng không thể biết là ai ký, vì lúc đó đông người”.

Mặt khác, tại thời điểm giải quyết bồi thường GPMB đối với dự án trên thì ông Đỗ Đức Sơn và bà Nguyễn Thị Mền không còn là chủ sử dụng đất và tài sản tại 163 Xã Đàn nữa. Tuy nhiên, hồ sơ GPMB vẫn được thực hiện, có bằng chứng, tài liệu cho thấy có chữ ký của người đã ký nhận tiền bồi thường để làm cơ sở hoàn thiện hồ sơ dự án và là một trong những căn cứ bắt buộc để quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại Thông tư 09/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

Như vậy, nếu sự việc đúng như nêu trong Văn bản số 2719 thì có dấu hiệu giả mạo chữ ký rất rõ ràng và cần phải điều tra, xác minh làm rõ.

Luật sư Nguyễn Văn Kiệm, thuộc Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.

Nội dung thứ 3 mà công dân tố cáo trong đơn là “UBND quận Đống Đa quyết toán khống dự án hoàn thành thuộc vốn ngân sách Nhà nước dự án Cống hóa mương xây dựng tuyến đường từ cống Chẹm đến sông Lừ. Luật sư có cho rằng, có đầy đủ tài liệu, bằng chứng để khẳng định nội dung tố cáo là đúng?

Quy định về quyết toán dự án hoàn thành được quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 (thay thế Thông tư 19/2011 ngày 14/12/2011).

Khoản 1, Điều 1 của Thông tư 09/2016 quy định rõ: “Thông tư này quy định quyết toán đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, sau khi hoàn thành hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn”.

Tại Khoản 2, Điều 15, Thông tư 09/2016 về thẩm tra chi phí đầu tư, trong đó nội dung thẩm tra chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định: Chủ đẩu tư… đối chiếu giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư với dự toán kinh phí… kiểm tra danh sách chi trả cho các tổ chức cá nhân nhận tiền bồi thường đã có chữ ký xác nhận theo quy định để xác định giá trị quyết toán…

Tại thời điểm giải quyết bồi thường GPMT, ông Sơn và bà Mền không còn là chủ sử dụng đất và tài sản tại 163 Xã Đàn, bà Hằng là chủ sử dụng đất khi đó chưa hề ký nhận hồ sơ nhận bồi thường GPMB nhưng công trình vẫn được quyết toán hoàn thành, có đầy đủ hồ sơ, chữ ký theo quy định rất chặt chẽ tại Thông tư 09. Như vậy, có phải UBND quận Đống Đa đã quyết toán “khống” dự án hoàn thành hay không?

Xin cảm ơn luật sư!

Công Lý (thực hiện)

Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: thomktnt@gmail.com.

KTNT

Nguồn KTNT: http://kinhtenongthon.vn/luat-su-phan-tich-nhung-can-cu-co-the-khoi-to-vu-an-tai-163-xa-dan-post15886.html