Luật nhân quyền quốc tế chỉ đề cập đến quyền, mà không đề cập đến trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân?

Trên thực tế, có ba quan điểm khác nhau về vấn đề trên. Thứ nhất: Đề cao các quyền cá nhân; Thứ hai: Đề cao trách nhiệm/nghĩa vụ của cá nhân, và thứ ba - Cân bằng giữa quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân.

Nhận thức đúng đắn về sự cân bằng giữa các quyền và trách nhiệm/ nghĩa vụ của cá nhân và của các chủ thể khác có tầm quan trọng đặc biệt cả về lý luận và thực tiễn.

Nhận thức đúng đắn về sự cân bằng giữa các quyền và trách nhiệm/ nghĩa vụ của cá nhân và của các chủ thể khác có tầm quan trọng đặc biệt cả về lý luận và thực tiễn.

Xét về phương diện pháp lý quốc tế, hầu hết quy định trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền đều đề cập đến quyền, chỉ có rất ít điều khoản đề cập đến trách nhiệm (duty) hoặc nghĩa vụ (responsibility) của cá nhân. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng, Luật nhân quyền quốc tế chỉ cổ vũ các quyền mà coi nhẹ vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân với cộng đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề trách nhiệm/nghĩa vụ của cá nhân đã được nêu một cách rõ ràng trong các văn kiện chủ chốt của Luật nhân quyền quốc tế. Ví dụ, khoản 1 Điều 29 UDHR quy định: “Tất cả mọi người đều có những nghĩa vụ với cộng đồng mà ở đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển một cách tự do và đầy đủ”. Theo khoản 2 Điều này, mỗi người trong khi hưởng thụ các quyền và tự do cá nhân đều phải chịu những hạn chế do luật định nhằm bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng các quyền và tự do của người khác...

Ngoài quy định trên, vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân với cộng đồng cũng được nêu trong Lời nói đầu và nhiều điều khoản của cả hai công ước ICPPR và ICESCR cùng nhiều văn kiện quốc tế khác về nhân quyền. Nội dung cốt lõi của các quy định này là trong quá trình thực hiện, hưởng thụ các quyền của bản thân mình, mọi cá nhân còn có trách nhiệm tôn trọng và không được làm tổn hại các quyền chính đáng của cộng đồng và của các cá nhân khác.

Như vậy, xét về mặt hình thức, mặc dù các văn kiện quốc tế về nhân quyền chủ yếu đề cập đến các quyền, song cần hiểu rằng Luật nhân quyền quốc tế không tuyệt đối hóa các quyền mà bỏ qua trách nhiệm/nghĩa vụ của các cá nhân. Với những quy định đã trích dẫn ở trên, rõ ràng Luật nhân quyền quốc tế hàm ý rằng trong lĩnh vực này, quyền và trách nhiệm/nghĩa vụ của cá nhân luôn đi đôi với nhau, không có yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố nào (mô hình cân bằng như sơ đồ dưới đây).

Nhận thức đúng đắn về sự cân bằng giữa các quyền và trách nhiệm/ nghĩa vụ của cá nhân và của các chủ thể khác có tầm quan trọng đặc biệt cả về lý luận và thực tiễn. Nó giúp mọi cá nhân và tổ chức có thái độ và hành động cân bằng, khách quan và ôn hòa, tránh những hành động phiến diện, cực đoan trong các vấn đề có liên quan đến nhân quyền.

BBT

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/luat-nhan-quyen-quoc-te-chi-de-cap-den-quyen-ma-khong-de-cap-den-trach-nhiem-nghia-vu-cua-ca-nhan-110760.html