Lửa phòng không của Triều Tiên thách thức công nghệ tàng hình Mỹ

Nếu Quân đội Mỹ phát động một cuộc tiến công vào lãnh thổ Triều Tiên, Lầu Năm góc phải giải được bài toán phòng không nhiều tầng, nhiều lớp của Triều Tiên và có thể mạnh hơn những tính toán từ phía Mỹ.

Ngoài vũ khí hạt nhân (chưa ai công nhận) làm phương tiện "răn đe", Triều Tiên còn tự hào có hệ thống phòng không tiên tiến hơn nhiều người nghĩ. Hơn nữa, Bình Nhưỡng cũng đã thực hiện các bước để tăng cường khả năng phòng thủ, nhằm chống chịu bất kỳ cuộc tấn công từ trên không nào, mà Mỹ có thể phát động, trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Ngoài vũ khí hạt nhân (chưa ai công nhận) làm phương tiện "răn đe", Triều Tiên còn tự hào có hệ thống phòng không tiên tiến hơn nhiều người nghĩ. Hơn nữa, Bình Nhưỡng cũng đã thực hiện các bước để tăng cường khả năng phòng thủ, nhằm chống chịu bất kỳ cuộc tấn công từ trên không nào, mà Mỹ có thể phát động, trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Triều Tiên vẫn chưa quên những bài học của Chiến tranh Triều Tiên. Từ năm 1950 đến năm 1953, Không quân và Hải quân Mỹ đã san phẳng Triều Tiên, vì vậy Triều Tiên đã có 68 năm để suy nghĩ về cách đảm bảo điều đó không xảy ra một lần nữa và đào rất nhiều hầm chống bom.

Về nguyên tắc, bán đảo Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh, nên ngoài việc củng cố các cơ sở của mình, Bình Nhưỡng còn trang bị hệ thống phòng không tiên tiến. Trong khi phần lớn lực lượng phòng không của Triều Tiên là các hệ thống cũ của Liên Xô, thì Bình Nhưỡng lại sở hữu một số vũ khí nội địa rất hiện đại.

Triều Tiên có sự kết hợp của các tên lửa phòng không Liên Xô cũ, bao gồm S-75, S-125, S-200 và Kvadrat, những loại tên lửa này nhiều loại còn hoạt động tốt, do trình độ kỹ thuật của Triều Tiên được xếp vào hàng các quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến.

Triều Tiên đã từng tự sản xuất được tên lửa phòng không S-75, và những loại tên lửa như vậy có thể đã được nâng cấp đáng kể. Ngoài số tên lửa phòng không trên, từ đầu những năm 2010, Triều Tiên còn được trang bị một hệ thống phòng không hiện đại, do chính Triều Tiên phát triển, được Hàn Quốc và Mỹ gọi là KN-06.

Hiện không rõ Bình Nhưỡng đã chế tạo bao nhiêu hệ thống phòng không KN-06, nhưng theo quan sát đánh giá, vũ khí của Triều Tiên là một hệ thống có khả năng như các phiên bản đầu tiên của hệ thống phòng không S-300 do Nga chế tạo.

Triều Tiên là quốc gia bí ẩn và hiện Mỹ và Hàn Quốc cũng đau đầu khi không biết có bao nhiêu hệ thống phòng không như vậy? Theo những thông tin mà tình báo Mỹ nắm được, KN-06 sử dụng radar mảng pha, tên lửa dẫn đường bằng radar; tính năng tương đương với các phiên bản S-300P đời đầu, nhưng có tầm bắn lớn hơn.

Kashin, chuyên gia về các vấn đề châu Á nói rằng, các nguồn tin tình báo Hàn Quốc nắm được rằng, KN-06 đã được thử nghiệm thành công. Loại vũ khí này được cho là có tầm bắn lên tới 150 km. Một trong những lý do khiến KN-06 thường bị bỏ qua, là các nhà phân tích phương Tây thường đánh giá thấp năng lực công nghiệp của Bình Nhưỡng.

Nhưng theo Kashin, Triều Tiên mặc dù bị thế giới cấm vận, nhưng họ đã sản xuất một số máy công cụ máy tính và robot công nghiệp, sợi quang học, một số chất bán dẫn cũng như nhiều loại xe ôtô, đầu máy toa xe lửa, thiết bị điện tử gia dụng, v.v.

Do vậy với trình độ công nghệ hiện tại của Triều Tiên, họ có thể làm được những gì, tương đương với thiết kế của Liên Xô của những năm 1970 đến đầu những năm 80, đặc biệt là khi họ hợp tác với người Iran.

Không chỉ có hệ thống phòng không tầm cao, mà hệ thống phòng không tầm thấp của Triều Tiên cũng khá mạnh; Quân đội Triều Tiên sở hữu lực lượng phòng không tầm thấp hùng hậu gồm các loại tên lửa phòng không vác vai, các loại súng pháo phòng không từ 12,7 mm đến 57 mm.

Triều Tiên cũng có một lực lượng không quân lớn, nhưng đã lạc hậu hoàn toàn. Loại máy bay chiến đấu duy nhất, mà Bình Nhưỡng sở hữu, có thể đe dọa một chút đến sức mạnh không quân Mỹ là phi đội MiG-29 của họ.

Theo những thông tin, Triều Tiên hiện có tới 40 chiếc MiG-29, nhưng không chắc bao nhiêu chiếc trong số đó vẫn đủ khả năng bay được; bên cạnh đó là khả năng huấn luyện của phi công Triều Tiên hạn chế, khi một phi công không vượt quá 20 giờ bay/năm, so với 200 giờ bay của phi công Hàn Quốc và Mỹ.

Mặc dù nền kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng hệ thống chỉ huy phòng không quốc gia của Triều Tiên được đầu tư tương đối hiện đại; mặc dù còn trong trang bị một số máy tính và radar cũ từ thời Liên Xô, nhưng Triều Tiên đã nhận được một số radar mảng pha mới hơn từ Iran và tự chế tạo.

Như đề cập ở trên, các hệ thống phòng không của Triều Tiên đều có công sự vững chắc, rất khó bị tiêu diệt. Do đó, mặc dù còn bị phương Tây đánh giá là "sơ khai", nhưng hệ thống phòng không của Triều Tiên có thể là một thứ khó bị phá vỡ và họ tự sản xuất được hầu hết các loại vũ khí, khí tài quân sự mà không phải dựa vào nước ngoài.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/lua-phong-khong-cua-trieu-tien-thach-thuc-cong-nghe-tang-hinh-my-1489338.html