Lựa chọn sách giáo khoa phải đảm bảo công khai, minh bạch

Điều quan trọng nhất của việc lựa chọn sách giáo khoa là sự công bằng, minh bạch, xây dựng tiêu chí để trực tiếp phục vụ cho học sinh của địa phương.

Câu chuyện chọn SGK bắt đầu nóng khi Bộ GD&ĐT vừa công bố quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1. Theo đó, 32 cuốn sách đã được bộ duyệt sử dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới.

Những vấn đề xung quanh việc xuất bản SGK làm sao để tránh độc quyền? lựa chọn SGK ra sao để đảm bảo công khai, minh bạch được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Xung quanh vấn đề này, phóng viên VOV phỏng vấn Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ.

Câu chuyện chọn SGK bắt đầu nóng khi Bộ GD&ĐT vừa công bố quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1. Theo đó, 32 cuốn sách đã được bộ duyệt sử dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới.

Câu chuyện chọn SGK bắt đầu nóng khi Bộ GD&ĐT vừa công bố quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1. Theo đó, 32 cuốn sách đã được bộ duyệt sử dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới.

PV: Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, việc công bố SGK cho chương trình phổ thông mới diễn ra vào cuối tháng 10/2019. Vậy vì sao việc công bố kết quả thẩm định SGK diễn ra muộn hơn so với kế hoạch ban đầu như vậy?

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Có thể nói SGK là sản phẩm trí tuệ và đòi hỏi chuẩn mực rất cao. Cho nên sau khi Hội đồng thẩm định đã đánh giá, yêu cầu tất cả các NXB phải rò soát lại một lần nữa về tất các các lỗi chính tả, lỗi logic, hoặc là về họa hình.

Yêu cầu làm việc rất kỹ càng. Bên cạnh NXB đã làm, về phía Bộ cũng có một bộ phận kiểm soát độc lập để mà đánh giá một cách độc lập, cụ thể nội dung. Tinh thần để cuốn sách được ban hành đảm bảo đến tay bạn đọc, đến tay học sinh, phụ huynh và số đông đảm bảo sự chuẩn mực rất cao.

PV: Vâng, thưa ông, 32 cuốn sách đã được Bộ GD&ĐT duyệt để sử dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Chúng ta chỉ còn 9 tháng nữa là đã chính thức triển khai trong thực tiễn dạy và học. Trong khi công việc còn khá bộn bề như lựa chọn sách, tập huấn giáo viên với sách mới, in ấn và phát hành... Bộ GD&ĐT sẽ tính toán lộ trình như thế nào để các công việc thực sự chất lượng và kịp thời gian?

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Đó cũng là một thách thức nhưng mà chúng tôi nghĩ cũng có tính khả thi cao. Thể hiện rõ là sau đây Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị rồi, sắp tới sẽ đăng mạng và xin ý kiến xã hội về Thông tư lựa chọn SGK. Điều này đã qua nhiều vòng thẩm định và xin ý kiến cơ sở.

Ông Nguyễn Hữu Độ trả lời báo chí sáng 19/3/. Ảnh: Mạnh Tùng.

Khi có lựa chọn SGK xong thì các địa phương nếu không có gì thay đổi chậm nhất là tháng 3 theo dự thảo của Thông tư thì các địa phương đã chọn được sách và công bố sách nào được sử dụng cho tỉnh của mình.

Lúc đó các NXB tổng hợp tất cả các địa phương đăng ký sử dụng sách của mình và có kế hoạch tổ chức in ấn và phát hành. Nếu không có gì thay đổi thì trong quá trình triển khai thì tháng 5, 6, 7 sách sẽ về đến tay các nhà trường và phụ huynh.

Trong thời gian này, các thầy cô giáo bên cạnh việc đã được tập huấn về việc dạy học theo chương trình. Sau khi cung cấp dịch vụ, các NXB cũng có các đợt tuấn riêng để đội ngũ giáo viên sử dụng sách của mình.

Như vậy là tháng 5, 6, 7 sẽ tổ chức tập huấn các nghiệp vụ dạy và học theo sách mà các UBND các tỉnh lựa chọn. Tháng 9 chúng ta đã có đủ điều kiện để các thầy cô giáo và các em học sinh thực hiện chương trình mới một cách tốt nhất.

PV: Một trong những vấn đề mà dư luận đặc biệt quan tâm là lần đầu tiên chúng ta có nhiều bộ SGK cùng được phát hành. Với đặc thù đó, làm thế nào để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và sự lựa chọn xuất phát từ thực tiễn cũng như hiệu quả dạy học ở từng nơi (tránh sự tiêu cực và lobby...). Từ góc độ ở cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo có giải pháo nào hoặc có những hướng dẫn gì để kiểm soát được việc này?

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Có thể nói điều đó phụ thuộc trong Thông tư rất rõ. Điều quan trọng nhất của việc lựa chọn sách là sự công bằng, minh bạch, xây dựng các tiêu chí để trực tiếp phục vụ cho đối tượng là học sinh của tỉnh mình.

Quan trọng nhất của Nghị quyết 88 là chương trình phải phù hợp với từng điều kiện của địa phương và khả năng với văn hóa từng vùng, miền, phù hợp với khả năng nhận thức của các em. Cho nên trong Thông tư chọn SGK cũng đưa ra rất rõ về nguyên tắc và yêu cầu chọn sách. Nguyên tắc là phải đảm bảo trong danh mục sách bộ trưởng phê duyệt, thứ 2 là sách phải được lựa chọn công khai, minh bạch và công bằng.

Thứ 3 là sách phải chọn đủ các môn theo các môn học và chương trình giáo dục của từng khối lớp, từng lớp. Đặc biệt sách phải phù hợp với điều kiện đặc điểm địa lý, xã hội, kinh tế của khu vực tỉnh đó; phù hợp với nhận thức của các em học sinh... Đây chính là tạo ra sự khác biệt.

Vấn đề chính là các địa phương phải xây dựng tiêu chí công khai, minh bạch, tất cả vì người học vì sự lựa chọn cuốn sách phù hợp với yêu cầu. Chính vì thế sách được viết theo hướng mở để phù hợp với đa dạng khu vực, đáp ứng yêu cầu. Tinh thần chung thì tôi nghĩ là về những yêu cầu, tiêu chí đảm bảo sự lựa chọn sách công khai, minh bạch.

PV: Cũng có nhiều băn khoăn khi lựa chọn sách chỉ phụ thuộc vào một nhóm người thì rất dễ nảy sinh lợi ích nhóm. Thưa thứ trưởng, liệu rằng chúng ta có những tiêu chí nào để đưa tiếng nói của giáo viên, thậm chí là tiếng nói của phụ huynh có tầm ảnh hưởng lớn hơn là sự lựa chọn của hội đồng hay không?

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Cái này cũng có một số ý kiến nói là phải thông qua các kênh tham khảo từ các cơ sở giáo dục, các phòng giáo dục đào tạo có ý kiến đề xuất.

Trên cơ sở những ý kiến đó thì Hội đồng sẽ xem xét nghiên cứu. Tuy nhiên về thiết kế tổ chức của các Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, các nhà quản lý, các đồng chí đại diện các sở mà tham mưu giúp việc cho ủy ban.

Đặc biệt là có các giáo viên đứng lớp đại diện cho các quận huyện, các vùng miền ở khu vực ở tỉnh đó để tham gia. Mỗi giáo viên đều có thể có quan điểm của cá nhân mình và có cách thu thập thông tin từ các đồng nghiệp cũng như các đối tượng thuộc quạn huyện.

Những người đại diện của hội đồng thì cũng được lắng nghe ý kiến từ cơ sở. Hội đồng mặc dù 15 người nhưng cũng đại diện cho khá nhiều các khu vực, các vùng đặc điểm tâm lý của tỉnh đó. Tôi cho là hội đồng sẽ có ý kiến đảm bảo khách quan và yêu cầu thống nhất rất cao theo dự thảo thông tư là có 3/4 số thành viên trong hội đồng đồng thuận nhất trí thì mới đề xuất với lãnh đạo tỉnh để phê duyệt.

PV: Hiện nay theo quy định, theo tinh thần của dự thảo thông tư, một địa phương có quyền lựa chọn 1 bộ sách duy nhất hay là có quyền lựa chọn tùy theo tình hình địa phương và tình hình thực tiễn?

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Việc này Thông tư không quy định. Việc lựa chọn 1, 2 hay 3 hay là bao nhiêu. Cái đó thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh quyết định. Theo đặc điểm khu vực thành phố hay các vùng núi thì có thể lựa chọn số lượng sách phù hợp với đặc điểm khu vực. Trong Thông tư không nêu rõ, giao cho UBND các tỉnh, thành phố quyết định.

Xin cảm ơn ông!

Lê Thu/VOV1

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/lua-chon-sach-giao-khoa-phai-dam-bao-cong-khai-minh-bach-981861.vov