Lợn đất và bài học về tính tiết kiệm

Thưa quí vị và các bạn, mỗi dịp Tết đến, con lợn đất được coi là một món đồ thân thương gần gũi với không chỉ trẻ nhỏ mà nhiều thế hệ người Việt. Nhân dịp xuân Kỷ Hợi, mời quí vị và các bạn tìm hiểu về cách thức sản xuất ra 1 con lợn đất và đi tìm ý nghĩa biểu trưng của loài vật này trong truyền thống văn hóa. PV Thúy Hiền: Thưa quí vị và các bạn tôi đang có mặt ở thôn Đường Hồng, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ. Đây là làng sản xuất lợn đất nổi tiếng miền Bắc. Quý vị hãy cùng theo chân tôi để xem sản xuất ra những con lợn đất như thế nào. Ông Dương Ngọc Tuấn - xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, Hà Nội: Bọn tôi trải qua long đong lận đận, Gắn rất nhiều kỷ niệm, những nguồi như tôi là người mang nghề về làng, anh em có những lúc suốt đêm ngồi với nghề. Ông Nguyễn Đức Dũng - PCT UBND xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, Hà Nội: Từ khi phát triển làm cái con giống này đời sống kinh tế các hộ gia đình phát triển rất tốt, xây được nhà mua được xe và tạo công ăn việc làm cho bà con. Bà Nguyễn Thị Oanh - xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, Hà Nội: mình làm mình để tâm tình lên từng sản phẩm, dù trẻ con người lớn nhìn vào người ta cảm thấy có hồn trong cái con lợn của mình. Nhà sử học Lê Văn Lan: Những đức tính cần cù, tiết kiệm, chăm lo cho tương lai hun đúc lại mượn hình tượng con lợn đất thân yêu khuyến khích trẻ thơ noi gương tiền nhân giữ gìn truyền thống nuôi lợn đất.

Gia đình ông Dương Ngọc Tuấn đã làm nghề sản xuất lợn bằng thạch cao từ cách đây gần 30 năm. Vào những ngày gần Tết, trung bình xưởng sản xuất của ông Tuấn đưa ra thị trường gần 1000 con lợn/ngày. Gắn bó và yêu thích những chú lợn đất này, ông không giữ nghề cho riêng mình mà dạy 1 số bà con trong thôn cùng làm nghề, khiến kinh tế xã thuần nông Thanh Đa phần nào được cải thiện,

Đúc khuôn, phun sơn, vẽ mắt mũi và họa tiết cho từng sản phẩm ...người thợ làm nghề phải tỉ mẩn, kiên nhẫn và đặc biệt phải thật sự có tâm, yêu nghề mới có thể làm ra được những thành phẩm đẹp mắt.

Những con lợn đất hoàn chỉnh có gương mặt bầu bĩnh, đáng yêu, tượng trưng cho sự ấm no, sung túc, trở thành vật đựng tiền lì xì của trẻ nhỏ. Sâu xa hơn, nó có ý nghĩa nhắc nhở mỗi thành viên trong gia đình phải biết tiết kiệm, sống cần kiệm.

Mỗi năm Tết đến con lợn đất luôn gắn bó với tuổi thơ của nhiều người. Những chú lợn đất với đôi mắt xoe tròn đã đồng hành cùng nhiều thế hệ con trẻ với bài học tiết kiệm đầu tiên trong đời, để những ngày Tết trở nên ý nghĩa hơn./.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/lon-dat-va-bai-hoc-ve-tinh-tiet-kiem