Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại - Bài cuối: Kinh nghiệm của các nước

Nhiều quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế sử dụng điện thoại di động tại trường học do lo ngại về tác động của chúng đến kết quả học tập, sức khỏe tâm thần của học sinh.

 Nhiều nước cấm sử dụng điện thoại trong trường học

Nhiều nước cấm sử dụng điện thoại trong trường học

Môi trường học tập lành mạnh

Quyết định cấm điện thoại di động tại Trường Cao đẳng Calvijn, một trong những trường đầu tiên ở Hà Lan áp dụng biện pháp này, đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Sau 4 năm, nhà trường ghi nhận sự cải thiện rõ rệt về chất lượng học tập, tăng cường tương tác xã hội giữa học sinh.

Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Loes Pouwels cho thấy, một sự thay đổi đáng kể. Khoảng 20% học sinh thừa nhận rằng các em tập trung hơn vào bài học sau khi việc sử dụng điện thoại bị cấm.

Thậm chí, các giáo viên còn nhận xét rằng học sinh trở nên chăm chú và tích cực tham gia quá trình học tập hơn. Điều này cho thấy việc hạn chế sử dụng điện thoại di động đã mang lại những tác động tích cực đến khả năng nhận thức của học sinh.

Bên cạnh việc cải thiện khả năng tập trung, việc cấm điện thoại còn tác động tích cực đến mối quan hệ giữa các bạn học. Nhiều học sinh chia sẻ rằng họ dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện, chơi đùa cùng bạn bè và các hoạt động ngoại khóa.

Điều này không chỉ giúp các em xây dựng những mối quan hệ bền chặt mà còn góp phần giảm tình trạng bắt nạt qua mạng.

Nhiều quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế sử dụng điện thoại di động tại trường học do lo ngại về tác động của chúng đến kết quả học tập, sức khỏe tâm thần của học sinh.

Nhiều quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế sử dụng điện thoại di động tại trường học do lo ngại về tác động của chúng đến kết quả học tập, sức khỏe tâm thần của học sinh.

Các trường học tại Hà Lan bắt đầu tìm hiểu về mô hình này. Đến tháng 1/2024, Chính phủ Hà Lan đã chính thức vào cuộc, khuyến nghị cấm các thiết bị thông minh như điện thoại di động, máy tính bảng và đồng hồ thông minh tại hầu hết các trường trung học.

Thậm chí, xu hướng này còn được mở rộng xuống các trường tiểu học, cho thấy một sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận giáo dục của nước này.

Tương tự, ngày càng nhiều trường học ở các nước châu Âu như: Anh, Pháp, Bỉ, Cyprus, Hungary và Italy đang áp dụng biện pháp tương tự. Chính phủ các nước muốn khẳng định: Trường học phải trở thành một nơi được ưu tiên cho học tập và rèn luyện, học sinh không bị phân tâm bởi điện thoại di động.

Tại Mỹ, bang Florida đã ra quy định cấm sử dụng điện thoại trong lớp học hồi năm 2023. Trong năm nay, 13 bang khác của Mỹ cũng đã ban hành lệnh cấm/hạn chế việc sử dụng điện thoại di động trong trường học.

Trường trung học Timber Creek với 3.500 học sinh ở Florida đã áp dụng lệnh cấm hoàn toàn, yêu cầu học sinh phải để điện thoại ở chế độ im lặng và cất trong ba lô suốt cả ngày. Hiệu trưởng Marc Wasko cho biết, ông đã ngạc nhiên trước tốc độ thích ứng của học sinh.

Lúc đầu, các giám thị đã thu khoảng 100 chiếc điện thoại sử dụng trái quy định mỗi ngày. Con số này nhanh chóng giảm xuống còn khoảng 10-30 chiếc không lâu sau đó. Trường đã thêm các hoạt động vào giờ ăn trưa để giúp học sinh thích nghi.

Vào các ngày thứ Ba và thứ Sáu, học sinh có thể chơi pickleball, đôi khi còn có DJ đến chơi nhạc. Học sinh đọc sách và sử dụng thư viện nhiều hơn.

Khuyến khích dùng điện thoại có trách nhiệm

Học khu Saint Mary Area ở bang Pennsylvania, Mỹ, lại không chọn phương pháp cấm học sinh sử dụng điện thoại. Thầy Brian Toth, giám thị trường, cho rằng, thiết bị di động có thể là một công cụ giảng dạy tuyệt vời.

Giáo viên có thể kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh thông qua việc dùng những ứng dụng điện thoại như Kahoot… Điều quan trọng nữa là giáo viên chú trọng vào việc hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại có trách nhiệm.

Cô Elizabeth Kline, chủ tịch của một tổ chức giáo dục, cho rằng các trung tâm giáo dục nên có kế hoạch cho việc học sinh sử dụng thiết bị di động thay vì cấm đoán. Theo cô Kline, điện thoại di động là thiết bị dạy học quan trọng vì học sinh được tiếp cận với công nghệ.

Giáo viên còn có thể thông qua đó tích hợp các ứng dụng đặc biệt để học sinh hiểu các khái niệm hoặc lập các bảng khảo sát, điều tra.

Kara Brisson-Boivin, giám đốc nghiên cứu tại MediaSmarts (một nhóm vận động nâng cao nhận thức về truyền thông kỹ thuật số), cho biết, các nhà giáo dục và phụ huynh nên dạy trẻ em những thói quen lành mạnh về phương tiện truyền thông kỹ thuật số, thay vì đơn giản là cắt quyền truy cập của các em. Điều này sẽ gửi đi thông điệp bất lực đến thế hệ trẻ.

Nguồn: Guardian, Washington Post

Gia Khanh

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/loi-va-hai-khi-truong-siet-hoc-sinh-dung-dien-thoai-bai-cuoi-kinh-nghiem-cua-cac-nuoc-20241114140338539.htm