Lối sống khác nhau giữa thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

Giữa hai thành phố lớn Hồ Chí Minh và Hà Nội như là đại diện cho miền Bắc và miền Nam có nhiều ưu điểm khác nhau, như thời trang, ăn uống... đồng thời có sự khác biệt.

Góc quán cà phê thành phố Sài Gòn, cho thấy sự thoải mái của khách hàng khi đến đây nói chuyện, trao đổi công việc. Ảnh: Hàn Sơn.

Góc quán cà phê thành phố Sài Gòn, cho thấy sự thoải mái của khách hàng khi đến đây nói chuyện, trao đổi công việc. Ảnh: Hàn Sơn.

Tình người Sài Gòn

Thành phố Hồ Chí Minh (còn gọi là Sài Gòn), với danh xưng“Hòn ngọc Viễn Đông” xuất phát đầu thế kỷ hai mươi, do được người Pháp gọi.

Ai từng một lần vào thành phố Hồ Chí Minh chắc cũng hiểu được phần nào cách sống đơn giản, mộc mạc và giản dị của người dân nơi đây. Họ sống rất có tình, có nghĩa, luôn biết quan tâm đến người thân, hàng xóm láng giềng và có thể là người lạ từ nơi khác đến, họ luôn biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.

Nếu bạn từ nới khác đến, điều đầu tiên bạn cảm nhận được về người Sài Gòn là tình cảm thân thiện, hiền lành. Có lẽ, cái bỡ ngỡ đầu tiên khi bạn đến nơi chốn thành thị đầy rẫy cạm bẫy này, thì ngay sau đó, bạn sẽ cảm nhận được tình người nơi chốn phồn hoa tại đây.

Tình cảm người dân Sài Gòn cũng được ví như “viên ngọc quý”, luôn mang lại làn gió ấm áp. Lần đầu tiên bạn gặp người lạ nhưng lại thấy quen, bởi sự gần gũi như của một người thân quen trong gia đình.

Rất nhiều người không có việc làm hay thất nghiệp từ các vùng miền đổ về đây sinh sống, với mong muốn tìm được công việc ổn định. Chính vì vậy đã thay đổi được cuộc sống của rất nhiều người. Có nhiều người bảo rằng “nếu không có việc làm, cứ vào Sài Gòn là sẽ có việc ngay”.

Người dân Sài Gòn có mốt ăn mặc khá đơn giản, họ không quan trọng vẻ bề ngoài như các thành phố khác, chủ yếu mặc sao cho cảm thấy thoải mái và thích là được. Từ cái mặc quần áo đơn giản có thể dễ bị hiểu lầm về vẻ bề ngoài, bởi vì nơi đây, người giàu hay nghèo đều có gu thời trang tương đối giống nhau. Có thể khiến cho người ở nơi khác đến lầm tưởng về họ.

Ngoài phong cách thời trang đơn giản, Sài Gòn còn đi đầu trong các dịch vụ khác, trong đó có dịch vụ ăn uống. Khi mà chúng ta bước vào một nhà hàng hay quán caf phê nào đó sẽ thấy được sự chào đón, phục vụ nhiệt tình và thân thiện đến từ nhân viên hay chủ quán.

Cảm giác phục vụ của người chủ cửa hàng, có thể tạo ra cảm giác nhẹ nhàng và thân thương đến cho khách hàng của họ. Đó là những tình cảm của người miền Nam gửi gắm đến cho khách du lịch các nơi về tham quan.

Hà Nội - thành phố yên bình

Hà Nội - thành phố có rất nhiều lịch sử thăng trầm của Việt Nam, qua những thời kỳ đổi mới đến nay, Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương của đất nước Việt Nam.

Hà Nội, lịch sử có một khu phố cổ rất đặc biệt với các làng nghề buôn bán tiểu thương vẫn duy trì đến thời điểm hiện tại. phố cổ với mật độ dân sinh đông đảo, khách du lịch các nước đổ về đây, du lịch tham quan rất đông.

Có thể nói, thủ đô Hà Nội là nơi được đánh giá cao về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trật tự. Nói về an toàn giao thông, phải nói là rất an toàn, vì mật độ xe dày đặc nên không thể có chuyện phóng nhanh vượt ẩu được, còn ăn cướp tại Hà Nội chắc không bao giờ xảy ra, nếu có cũng chỉ là hy hữu.

Kiểu dịch vụ mất tiền không vui

Nói đến Hà Nội, ai cũng nghĩ đến cái đẹp của một thành phố cổ kính, thế nhưng trong cái đẹp đó cần phải có tiền, nếu không có tiền chắc không tồn tại được, vì lối sống chỉ thiên về vật chất mà thôi. Ở đây, làm gì cũng phải dùng tiền, đôi lúc mất tiền cũng cảm thấy không được vui, vì mình phải tự phục vụ cho mình.

Hà Nội, lần đầu tiên nếu một vị khách từ miền Nam đi ra ngoài này, đi du lịch hay công tác, đôi lúc muốn thưởng thức món đặc sản nơi mình đến để làm việc. Nhưng khi bước vào một quán nào đó, có lẽ việc đầu tiên đối với họ sẽ cảm thấy khó chịu là cách mua bán và phục vụ ở đó, với kiểu phục vụ không mấy vui vẻ, có thể khiến họ cảm thấy đây không phải là cách mà một người kinh doanh dịch vụ phải làm.

Còn cách mà người làm dịch vụ trong thành phố Hồ Chí Minh, nó khác hẳn so với ở Hà Nội “một trời, một vực”. Trong thành phố này, khách hàng có thể được coi là “Thượng Đế” thì ở Hà Nội lại trái ngược, đến quán ăn vừa mất tiền lại không được thoải mái, đối với khách hàng chỉ có hai từ giành cho nhân viên phục vụ là sự thất vọng.

Ngành dịch vụ luôn cần thiết cho sự phát triển du lịch của một đất nước, nếu không phát huy được vài trò của ngành dịch vụ, rất có thể sẽ làm cho du khách, chỉ đến một lần và không bao giờ quay trở lại.

Đổng Thắng

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/loi-song-khac-nhau-giua-thanh-pho-ho-chi-minh-va-ha-noi-69061