Lội ngược dòng, Nga-Syria hòa Mỹ-Israel: Thắng bằng chỉ số phụ

Không cần sử dụng chiến dịch quân sự, Israel đã tự dâng cho Nga một món quà quý giá không ngờ tới nhãn hiệu David's Sling.

Có thể nói trong cuộc chiến EW (chiến tranh điện tử), Nga là người chơi chính mà Syria, Iran là phụ, có liên quan, trong cuộc đối đầu với liên quân Mỹ-Isarel trong cuộc chiến ngày 5/6/1967 hay “cuộc chiến tranh 6 ngày” trên chiến trường Trung Đông.

Tại đây, các chiến dịch quân sự truyền thống đã đem đến cho đối thủ của nhau một chiến thắng khác trong một cuộc chiến tranh mang tên “chiến tranh điện tử” mà chúng ta sẽ phân tích kỹ về thắng bại sau đây…

Tỷ số 1-0 nghiêng về Mỹ-Israel

Giữa thập niên 1960, Liên Xô viện trợ các tổ hợp tên lửa S-75 Dvina chưa qua sử dụng cho Việt Nam và một số quốc gia khác như Ai Cập và Syria để chống Mỹ-Israel tại Trung Đông.

Đây là tổ hợp tên lửa sử dụng đài radar điều khiển hỏa lực SNR-75 Fan Song và đài radar cảnh giới P-12 Spoon Rest , với các đạn tên lửa V-750 và V-750V, có thể diệt mục tiêu ở cự li từ 7-30km, độ cao tối thiểu 450m, tối đa 25.000m

S-75 là hệ thống phòng không át chủ bài của Nga, là sát thủ máy bay U-2 Mỹ và làm không quân Mỹ hoảng loạn trên bầu trời miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến 12/1967.

7 giờ 45 phút sáng ngày 5-6-1967, gần 200 máy bay phản lực chiến đấu Isarel ồ ạt cất cánh tấn công phủ đầu Ai Cập. Không quân Isarel bay thấp để tránh tầm bắn của tên lửa S-75, đồng loạt tiến công phá hủy các sân bay, đài radar, trận địa phòng không của đối phương. Hơn 300 máy bay chiến đấu hiện đại của Ai Cập bị phá hủy, hơn 100 phi công Ai Cập thiệt mạng. Nhiều đài radar và trận địa phòng không bị xóa sổ hoàn toàn.

Sau đó, các lữ đoàn thiết giáp và bộ binh cơ giới Isarel đồng loạt xuất kích, tạt sườn chia cắt đội hình quân Ai Cập. Quá hoảng sợ, quân đội Ai Cập vội vã rút chạy, bỏ lại rất nhiều vũ khí. 20 bộ khí tài S-75 Dvina bị bỏ lại ở sa mạc Sinai, rơi vào tay quân Isarel. Người Mỹ nhanh chóng “mổ xẻ”, nghiên cứu khí tài tên lửa này, và đưa ra các biện pháp đối phó.

Và, chính xuất phát từ bàn thắng này, không quân Mỹ như “dạo chơi” trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, đó là vào ngày 15-12-1967, Mỹ tung 44 lượt máy bay cường kích đánh phá cầu Đuống, 8 đạn tên lửa S-75 của Việt Nam bắn lên đều bị mất điều khiển, do bị đối phương dùng máy gây nhiễu ALQ-71 gây nhiễu rãnh đạn…

Thời gian để bộ đội tên lửa Việt Nam cùng các kỹ sư chuyên gia Nga khắc phục sự cố để “át nhiễu”, nâng công suất sóng điều khiển và sóng trả lời của đạn lên gấp ba lần, vượt qua mọi loại máy gây nhiễu của Mỹ như ALQ-71, ALQ-101, ALQ-107 không chỉ bằng tháng, năm mà được tính, đo bằng máu của người Việt và người Nga đã đổ…trong suốt cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ…

Mỹ-Israel nâng tiếp tỷ số lên 2-0

Có thể khẳng định, dù đã khắc phục nhiễu rãnh đạn nhưng hiệu quả sử dụng tên lửa S-75 của Việt Nam vẫn thấp và trong tình thế đó, từ Trung Đông, bộ đội tên lửa Việt Nam nhận một cú choáng váng tiếp theo…

Một bộ phận rất quan trọng như con mắt nhìn của tổ hợp tên lửa S-75 Dvina là các đài radar cảnh giới P-12 Spoon Rest, có tầm trinh sát mục tiêu lên đến 275km, sử dụng dải sóng VHF với 4 tần số phát, kháng nhiễu tương đối tốt.

Sau thất bại nặng nề trong Chiến tranh Sáu ngày, Ai Cập ráo riết hiện đại hóa quân đội để phục thù. Họ đã nhận được các đài radar P-12 từ Liên Xô. Nhưng Ai Cập đã quá mất cảnh giác khi bố trí các đài radar hầu như không có hỏa lực phòng không và lực lượng bảo vệ…

Ngày 26-12-1969, phía Isarel mở chiến dịch Rooster-53, dùng máy bay trực thăng và lính đặc nhiệm tập kích đánh cướp trạm radar Ras Ghareb gần kênh đào Suez, chuyển toàn bộ 7 tấn trang bị khí tài của tổ hợp radar P-12 mang về nghiên cứu.

Lại xuất phát từ chiến thắng này của Mỹ-Israel, Việt Nam đã bị những thiệt hại nghiêm trọng…Một số thống kê sau đây đọc lên đã khiến cho chúng ta sốt ruột, lo lắng cho tình thế lúc bấy giờ…

Ngày 10-4-1972, B-52 ném bom rải thảm thành phố Vinh, nhưng Quân chủng Phòng không – Không quân chỉ biết khi B-52 Mỹ về căn cứ.

Ngày 13-4-1972, B-52 đánh ra Thanh Hóa, hủy diệt sân bay Sao Vàng, nhưng hai tiểu đoàn tên lửa S-75 Dvina ở Thanh Hóa đều không thể phóng đạn, vì nhiễu rất nặng.

Đặc biệt, ngày 16-4-1972, máy bay B-52 đánh vào thành phố Hải Phòng, hai trung đoàn 238 và 285 đã phóng lên đến 93 đạn tên lửa nhưng không diệt được chiếc B-52 nào…

Tất nhiên, Quân đội Việt Nam không phải vừa…Trong trận chung kết đối đầu với Không quân Mỹ 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội, không quân quân Mỹ bị đo ván, lấm lưng, trắng bụng. Và đó là câu chuyện khác ngoài tỷ số 2-0 của Mỹ-Israel mà chúng ta phân tích.

Nga-Syria mở tỷ số 1-2

Trước khi mở tỷ số thì cũng phải nhắc đến một tình huống nguy hiểm của Nga suýt bị Mỹ nâng tỷ số lên 3-0 mà bàn thứ 3 này nếu thành công thì có thể không có tình thế Trung Đông và Syria như hiện nay…

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/loi-nguoc-dong-nga-syria-hoa-my-israel-thang-bang-chi-so-phu-3362598/