Lợi ích không ngờ của vỏ khoai tây

Vỏ khoai tây cực kì tốt cho sức khỏe như bổ sung năng lượng, giúp làm hạ huyết áp, tốt cho tiêu hóa...

Tốt cho hệ tiêu hóa

Vỏ khoai tây chứa hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp cho đường ruột được ổn định. Tuy rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng khi ăn vỏ khoai tây, bạn nên chú ý uống thật nhiều nước để việc tiêu hóa thức ăn và vỏ khoai tây được diễn ra thuận lợi hơn, tránh hiện tượng đầy hơi, khó tiêu.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Hỗ trợ điều hòa huyết áp

Khoai tây chứa lượng kali phong phú, đó là một thành phần giúp điều hòa huyết áp. Khi bạn chế biến khoai tây, hãy để cả vỏ. Kali giúp thành mạch máu thư giãn, từ đó ngăn ngừa huyết áp cao.

Tốt cho chuyển hóa

Kali không chỉ tốt trong việc kiểm soát huyết áp mà còn tốt cho quá trình chuyển hóa. Theo các chuyên gia, khi ăn vỏ khoai tây, các dây thần kinh sẽ tự động được tăng cường.

Ngăn ngừa thiếu máu

Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, bạn nên ăn khoai tây nguyên vỏ kết hợp với các loại rau khác nhau. Các chuyên gia đã nghiên cứu và nhận thấy, trong vỏ khoai tây có chứa một số chất sắt giúp ngăn chặn triệu chứng thiếu máu hiệu quả.

Tốt cho xương

Vỏ khoai tây chứa sắt, kali, magiê, phốt pho, canxi, đồng và kẽm. Những chất này giúp duy trì mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương cho phụ nữ.

Ngăn ngừa ung thư

Vỏ khoai tây rất giàu chất phytochemical hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Ngoài ra, chúng còn chứa axit chlorogenic bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư.

Giảm stress, căng thẳng, chống trầm cảm

Áp lực từ công việc và cuộc sống bận rộn khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng stress nặng, suy nhược thần kinh,...và thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm nếu mức độ ngày càng tăng.

Ăn vỏ khoai tây sẽ làm giảm thiểu tình trạng này. Vì trong nó có chứa vitamin A, vitamin C, B, các khoáng chất như photpho, canxi, sắt, kali… và đặc biệt là niacin.

Và Niacin trong vỏ khoai tây có chất phòng chống bệnh pellagra (bệnh rối loạn chuyển hóa vitamin PP) với các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, stress, trầm cảm… Đồng thời nó còn đóng vai trò trong việc chuyển hóa cacbohydrat thành năng lượng cung cấp cho cơ để cả thiện chức năng của chúng.

Lan Anh (Tổng hợp)

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/loi-ich-khong-ngo-cua-vo-khoai-tay.html