Lời chào hạt nhân

Tên lửa Trung Quốc đe dọa Mỹ, nhưng nạn nhân của tên lửa Trung Quốc lại là Nga.

Xin được giới thiệu một cách nhìn khác về những lý do thực sự khiến Mỹ quyết định rút khỏi INF của chuyên gia quân sự Nga AndreyBorisov với tiêu đề và phụ đề trên để bạn đọc tham khảo. Bài đăng trên “Lenta.ru” (Nga) ngày 8/11/2018 mới đây

Ảnh: Vincent Thian / AP

Trong tháng 10 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố về ý định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước hủy tên lửa tầm trung và tầm gần (INF). Theo người đứng đầu Nhà Trắng, lý do dẫn đến quyết định trên là do Nga vi phạm INF và Trung Quốc ráo riết tăng cường tiềm lực quân sự.

Trump dọa sẽ còn phát triển vũ khí Mỹ chừng nào Nga và Trung Quốc vẫn chưa chấp nhận ký một hiệp ước mới. Trung Quốc,- một quốc gia không ký INF trên thực tế đã bác bỏ những yêu sách trên của Mỹ. Trong khi đó Nga vẫn tìm cách cứu vãn Hiệp ước dù nó chỉ còn hiệu lực về mặt hình thức.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt như vậy trong lập trường của các nước là ở chỗ: INF không có lợi cho Mỹ không phải vì những hành động (bị cáo buộc là vi phạm INF) của Nga, mà chính vì mối đe dọa ngày càng gia tăng (đối với Mỹ) từ phía Trung Quốc.

Âmthầmthủlợi

INF được Liên Xô và Mỹ ký tháng 12 năm 1987. Thỏa thuận này cấm các bên tham gia sản xuất, thử nghiệm và triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh (hành trình) phóng từ mặt đất tầm trung (tầm bắn từ 1.000 đến 5.500km) và tầm gần (tầm bắn từ 500 đến 1.000km), cũng như buộc các bên phải hủy bỏ các tổ hợp phóng những kiểu tên lửa này. Hiệp ước lúc đó hoàn toàn mang tính chất song phương, sau khi Liên Xô tan rã, có thêm Ucraine, Kazakhstan và Belarus tham gia hiệp ước.

Lý do cấm kiểu vũ khí trên được giải thích là các tên lửa tầm trung và tầm gần có thời gian bay rất ngắn nên chúng có thể thực hiện đòn tấn công tước vũ khí của đối phương nhanh hơn nhiều so với các tên lửa tầm xa.

Cụ thể, tên lửa tầm trung “Pershing II” của Mỹ (bị cấm sau khi ký INF) nếu được phóng từ khu vực Trung tâm Châu Âu chỉ cần sau không đến 10 phút là có thể tấn công các mục tiêu trên phần lãnh thổ Châu Âu của Liên Xô.

Thêm nữa, INF có lợi cho Matxcova nhiều hơn là cho Washington , bởi vì tên lửa tầm trung của Matxcova nếu phóng từ Camcahtka hay Chukotka chỉ có thể tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ lục địa Mỹ tại bang Alaska.

Tên lửa Pershing II. Ảnh: Thomas Kienzle / AP

Sau khi Liên Xô tan rã và NATO mở rộng về phía Đông, những khu vực mà Mỹ có thể bố trí các tổ hợp phóng từ mặt đất những tên lửa bị INF cấm đã đã “dịch sang” phía biên giới Nga tới gần 1.000km.

Thời gian để các tên lửa Mỹ cần để bay từ Ba Lan hoặc Rumania (ở các nước này đã bố trí các tổ hợp phòng có thể phóng các tên lửa kiểu trên) đến lãnh thổ Châu Âu của Nga đã được rút ngắn đáng kể. Thậm chí nếu Matxcova có quyết định bố trí các tên lửa tầm trung tại Kaliningrad thì bán kính tác chiến của những tên lửa này cũng không vượt qua phạm vị Châu Âu

Vùng ngoại vi bị phong tỏa

Những loại vũ khí phi truyền thống thường đươc các quan chức Nga thường xuyên nhắc tới trong thời gian gần đây, ví dụ như tên lửa có cánh động cơ hạt nhân kích thước nhỏ “Burevestnik” và (khối tác chiến) siêu thanh bay “Avangard” hiện mới chỉ hoặc là đang được thử nghiệm, hoặc mới chỉ được sản xuất với một số lượng hạn chế, hoặc là có các tính năng khiêm tốn hơn nhiều so với những gì đã công bố, chính vì thế mà thậm chí trong những năm sắp tới (các loại vũ khí đó) vẫn chưa thể trở thành các biện pháp (công cụ) đáp trả việc Mỹ rút ra khỏi INF.

Cự ly tác chiến của tên lửa (bội) siêu thanh phóng từ trên không “Kinzal” (nếu phóng từ máy bay mang tên lửa- ném bom Tu-22M3-vào khoảng 3.000km, còn từ máy bay tiêm kích-đánh chặn MiG-31K-hơn 2.000km) có thể mang đầu tác chiến hạt nhân, chưa đủ khả năng tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên lãnh thổ lục địa Mỹ nếu được phóng từ Vùng Viễn Đông của Nga (qua Thái Bình Dương).

Máy bay tiêm kích MiG-31 mang tên lửa đạn đạo phóng từ trên không “Kinzal”. Ảnh: Bộ Quốc phòng LB Nga/ RIA Novosti.

Tổ hợp điều khiển tự động đòn tấn công trả đũa hạt nhân ồ ạt “Perimetr” (còn được gọi là “Cánh tay Thần Chết”) sử dụng trong trường hợp cần thiết được chế tạo từ 30 năm trước đây tại CHXHCNXV LB Nga với sự cộng tác tích cực của các xí nghiệp thuộc CHXHCN Ucraine. Mặc dù vậy, các quan chức Nga vẫn đã không ít lần tuyên bố rằng hệ thống này vẫn hoạt động và được coi là nhân tố kiềm chế quan trọng nhất. Rất khó kiểm tra mực độ xác tín của những tuyên bố như vậy.

Bắt đầu từ năm 2014, Nga và Mỹ “rất tích cực” liên tục tố cáo lẫn nhau vi phạm INF, bên nào cũng khẳng định các cáo buộc của phía bên kia là vô căn cứ.

Nga buộc tội Mỹ vi phạm thô bạo các thỏa thuận hiện hành khi bố trí tại Ba Lan và Rumania các tổ hợp phóng Mark-41 có thể phóng cả tên lửa “Tomahawk”(tầm bắn đến 2.500km)- các “Toamhawk” được phóng từ Mark-41 tại các nước này có thể với tới gần như bất kỳ mục tiêu nào trên phần lãnh thổ Châu Âu của Nga.

Mỹ lên án Nga về việc nước này “giấu diếm” những khả năng (tính năng) thực sự của tên lửa 9M729 của tổ hợp “Iskander”. Lầu Năm Góc cho rằng tên lửa mặt đất nói trên có tầm bắn đến 5.500km, chứ không phải chỉ dưới 500km như Bộ Quốc phòng Nga khẳng định.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/loi-chao-hat-nhan-3373749/