Logistics và quản lý chuỗi cung ứng - 'người vận chuyển' thời 4.0

Cách đây 10 năm, logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một ngành học còn xa lạ với người Việt, nhưng trong thời đại 4.0, nghề này lại được nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 1.300-1.500 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan.

Lĩnh vực tiềm năng với những con số biết nói

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), giai đoạn 2017-2020, ngành logistics Việt Nam cần thêm khoảng 200.000 lao động chất lượng cao. Đến năm 2039, con số này sẽ là 2 triệu lao động từ cao cấp đến phổ thông để đáp ứng yêu cầu nhân lực về nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển cho quá trình sản xuất kinh doanh trong thời đại 4.0.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở với sinh viên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở với sinh viên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Lĩnh vực logistics không chỉ khuyến khích khả năng sáng tạo và tư duy quản lý của các bạn sinh viên mà còn đem đến mức thu nhập khá cao, cơ hội được đi đây đó thông qua quá trình giao thương quốc tế. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có thể đảm nhiệm tốt công việc mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Đây thực sự là cơ hội tốt cho các bạn trẻ năng động, giỏi ngoại ngữ và có đam mê về logistics, quản lý chuỗi cung ứng.

Để thành công, giỏi ngoại ngữ là yếu tố then chốt

Ngành học này sẽ phù hợp với những người có tầm nhìn xa cùng khả năng phán đoán tốt. Những dự đoán về nhu cầu của thị trường hay yêu cầu của khách hàng đều góp phần đáng kể trong việc tăng tính hiệu quả của chuỗi cung ứng sản phẩm.

Ngoài ra, do tính chặt chẽ của hoạt động logistics, một trong những phẩm chất quan trọng của người làm nghề này là sự cẩn thận, tỉ mỉ và kỷ luật trong công việc.

Tại UEF, sinh viên không chỉ được trang bị kiến thức, kỹ năng mà còn được chú trọng về ngoại ngữ.

Đặc biệt, logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành học mang tư duy toàn cầu. Bởi vì, lĩnh vực này luôn gắn liền với những giao dịch mua bán quốc tế. Khả năng thành thạo một hay nhiều ngoại ngữ khác nhau sẽ là điểm cộng lớn với các bạn sinh viên mới ra trường.

Đâu là vạch xuất phát?

Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Trong đó, tại Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên sẽ được đào tạo về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo mô hình chất lượng cao với chương trình song ngữ ưu việt.

Học từ thực tế sẽ giúp sinh viên “cứng cáp” hơn khi bước vào môi trường làm việc chính thức.

Ngoài ra, chương trình học còn được chuẩn hóa và cập nhật theo nội dung, phương pháp của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới, nhằm giúp các bạn nắm bắt các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Song hành quá trình học tập tại trường, sinh viên còn tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa, chương trình kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp để gắn kết lý thuyết với thực tế, phục vụ cho công việc sau này.

Năm 2020, UEF dự kiến tuyển sinh ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo 4 phương thức là xét kết quả thi THPT Quốc gia, điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, tổng điểm trung bình học bạ 5 học kỳ, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.

Thái Trà

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/logistics-va-quan-ly-chuoi-cung-ung-nguoi-van-chuyen-thoi-40-post1019291.html