Loạt vũ khí 'ăn hại' dễ gây... chết oan nhất lịch sử chiến tranh

Lịch sử chiến tranh kéo dài dẫn đến sự ra đời của nhiều loại vũ khí lợi hại. Tuy nhiên trong suốt quá trình phát triển, các 'ông lớn' trên thế giới cũng từng tạo ra không ít loại vũ khí có thể xem là 'ngớ ngẩn', dẫn đến nhiều cái chết oan uổng cho người sử dụng.

Đứng đầu bảng trong các loại vũ khí "ăn hại" chính là ngư lôi Mark 14 do Hải quân Mỹ sản xuất trong thời gian xảy ra chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là loại ngư lôi có hệ thống chạm-nổ thuộc vào hàng hiện đại nhất khi nó ra đời, tuy nhiên, chính vì hệ thống chạm-nổ quá hiện đại nên nó đã đánh chìm chính con tàu đã phóng nó ra, tàu ngầm USS Tullibee. Nguồn ảnh: Encyclo.

Đứng đầu bảng trong các loại vũ khí "ăn hại" chính là ngư lôi Mark 14 do Hải quân Mỹ sản xuất trong thời gian xảy ra chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là loại ngư lôi có hệ thống chạm-nổ thuộc vào hàng hiện đại nhất khi nó ra đời, tuy nhiên, chính vì hệ thống chạm-nổ quá hiện đại nên nó đã đánh chìm chính con tàu đã phóng nó ra, tàu ngầm USS Tullibee. Nguồn ảnh: Encyclo.

Vụ tai nạn đã khiến gần như toàn bộ thủy thủ trên tàu ngầm USS Tullibee thiệt mạng, số ít may mắn sống sót kể lại rằng họ đã chọn góc bắn quả ngư lôi quá thấp và trượt mục tiêu khiến nó đi theo quỹ đạo vòng tròn và tìm về đúng vị trí của con tàu mẹ vừa phóng nó ra, do có thiết kế với năng lượng dự trữ khá lớn và không có hệ thống tự hủy nên thảm họa đã xảy ra. Nguồn ảnh: Flickr.

Loại vũ khí thứ hai được coi là nguyên nhân dẫn đến những cái chết "oan" của binh lính chính là khẩu súng trường M16. Được sử dụng với số lượng cực kỳ lớn như một loại vũ khí cá nhân tiêu chuẩn của binh lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên súng trường M16 lại sớm bộc lộ quá nhiều nhược điểm. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thiết kế từ nhiều chi tiết nhỏ và khó tháo lắp, khẩu súng trường M16 rất "nhạy cảm" với bùn đất và bụi, tốc độ bắn cao và thiết kế kín mít với nắp che cò đẩy đạn ra ngoài khiến khẩu súng này một khi đã dính bụi chắc chắn sẽ bị kẹt và một khi đã kẹt thì rất khó để thông. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, người ta đã tìm thấy nhiều người lính Mỹ thiệt mạng bên cạnh một khẩu M16 bị tháo tung - có lẽ khi đó họ đang cố sửa khẩu súng bị hóc đạn của mình nhưng không kịp. Nguồn ảnh: Shooter.

Khí độc là một trong những loại vũ khí vô nhân đạo nhất từng được sử dụng trong lịch sử chiến tranh của loài người, hiện nay tất cả các loại vũ khí liên quan đến khí độc được gọi chung là vũ khí hóa học đều đã bị cấm sử dụng trong bất cứ cuộc xung đột lớn nhỏ nào trên thế giới. Nguồn ảnh: Warhistory.

Loại vũ khí này không những có sát thương kinh hoàng với kẻ địch mà còn có có thể gây sát thương lớn cho cả... người sử dụng. Vì là dạng khí nên việc sử dụng khí độc hoàn toàn phụ thuộc vào... gió và nếu như gió bất chợt đổi chiều thì những binh lính sử dụng khí độc sẽ "lãnh đủ" lượng khí mà mình vừa ném về phía quân địch. Nguồn ảnh: Wiki.

Hầm thuốc nổ đúng hơn là một dạng chiến thuật chứ không phải là một loại vũ khí, tuy nhiên nó cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều tai nạn thương tâm cho những người lính cố sử dụng chiến thuật này. Việc đào được một hầm ngầm luồn bên dưới trận địa địch trong điều kiện chiến đấu thiếu thốn là hết sức khó khăn, chưa kể các tai nạn như sập hầm, ngạt khí có thể cướp đi sinh mạng của những người lính đào hầm bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Wiki.

Tuy vậy, chiến thuật này khá phổ biến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, dù nó có phải đánh đổi bằng mạng sống của nhiều người lính nhưng việc kích nổ hàng chục tấn TNT ngay dưới trận địa của đối phương sẽ mạng lại lợi thế bất ngờ rất lớn cho lực lượng tấn công và đôi khi sẽ tạo ra bước ngoặt cho cả một chiến dịch. Nguồn ảnh: Dailymail.

Khinh khí cầu là một loại phương tiện phổ biến thường được dùng cho các nhiệm vụ do thám cảnh giới trong chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, tuy nhiên loại phương tiện này lại là con dao hai lưỡi cho những binh lính sử dụng chúng vì chúng được bơm đầy khí Hidro cực kỳ dễ phát nổ. Nguồn ảnh: Zim.

Chỉ một mồi lửa nhỏ cũng khiến các kinh khí cầu này cháy bừng như những quả cầu lửa, thêm nữa, kinh khí cầu có độ cơ động không cao, gần như đứng im một chỗ và sẽ trở thành miếng mồi ngon cho lực lượng không quân của đối phương trong khi những người lính cảnh giới ngồi trên kinh khí cầu thì không thể thoát ra ngoài được mà cứ lơ lửng ở độ cao vài chục mét hứng và trọn hỏa lực của đối phương. Nguồn ảnh: Wiki.

Vũ khí cuối cùng trong dánh sách những loại vũ khí "phản chủ" chính là khẩu súng trường Hoa Hồng (Rose Rifle). Vốn được thiết kế với vai trò của một khẩu súng săn, tuy nhiên không hiểu sao khẩu súng này lại được quân đội Canada chọn làm vũ khí chính cho lực lượng bộ binh của mình tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: Siteb.

Súng trường Rose có trọng lượng nặng, kết cấu cồng kềnh, dễ bị kẹt đạn bởi bùn và đất tuy nhiên lại cực kỳ khó lau chùi do được cấu tạo từ nhiều chi tiết nhỏ và phải có dụng cụ mới có thể tháo được khẩu súng này. Minh chứng cho sự "vô dụng" của khẩu súng này chính là việc quân đội Canada đã phải loại hàng triệu khẩu súng Rose ra khỏi biên chế của mình và thay bằng loại khác chỉ 1 năm sau khi sử dụng. Nguồn ảnh: Axis.

Video Khẩu súng hội tụ ưu thế của cả M16 và AK-47 - Nguồn: QPVN

PV

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/loat-vu-khi-an-hai-de-gay-chet-oan-nhat-lich-su-chien-tranh-1410912.html