Loạt phát minh thiên tài làm thay đổi thế giới của trẻ em

Ít ai tin rằng, những phát minh vô cùng hữu dụng và phức tạp như đồ bảo hộ tự sát khuẩn, phương pháp chẩn đoán ung thư, xe trượt tuyết... lại đến từ bộ óc thiên tài của những đứa trẻ.

Louis Braille (1809 - 1852) bị mất đi thị lực năm 3 tuổi và phải theo học tại các trường dành cho trẻ khiếm thị, trẻ khuyết tật. Từ năm 12 tuổi, Braille đã ấp ủ giấc mơ thay thế chữ in nổi bằng ngôn ngữ dành riêng cho trẻ khiếm thị.

Louis Braille (1809 - 1852) bị mất đi thị lực năm 3 tuổi và phải theo học tại các trường dành cho trẻ khiếm thị, trẻ khuyết tật. Từ năm 12 tuổi, Braille đã ấp ủ giấc mơ thay thế chữ in nổi bằng ngôn ngữ dành riêng cho trẻ khiếm thị.

Ông mày mò sáng tạo và hoàn thiện bảng chữ nổi Braille vào năm 1824, khi vừa tròn 15 tuổi. Braille nảy ra ý tưởng từ hệ thống chữ viết 12 chấm do đại úy Charles Barbier sáng tạo, cho phép quân nhân trao đổi ngầm trong quân đội.

Frank Epperson (1894 - 1983) đã phát minh ra kem que khi chỉ mới 11 tuổi và từ đó đến nay, nó trở thành món ăn yêu thích của trẻ em trên toàn thế giới.

Trong một tối mùa đông, Frank nảy ra ý tưởng hòa tan bột soda trong nước và vô tình để quên hỗn hợp qua đêm, với que khuấy vẫn còn trong cốc. Sau một đêm, hỗn hợp đông đặc lại và kem que ra đời.

Joseph-Armand Bombardier (1907 - 1964) đã bắt tay vào thiết kế mô hình và chế tạo xe trượt tuyết từ năm 15 tuổi. Sau đó, ông tiếp tục hoàn thiện sản phẩm trong nhiều năm. Đến năm 1959, ván trượt tuyết Ski-Doo siêu nhẹ ra đời.

Vào thế kỷ 20, Mary Phelps Jacob khi ấy mới là thiếu niên đã cho ra đời chiếc áo ngực mềm, nhẹ, phù hợp với vóc dáng và yêu cầu của người phụ nữ so với áo ngực truyền thống. Áo ngực do Mary thiết kế được sử dụng rộng rãi nhưng chỉ thực sự phổ biến cho đến Thế chiến thứ nhất, khi chính phủ Mỹ yêu cầu phụ nữ ngừng mua áo ngực có gọng để tiết kiệm kim loại.

Sinh năm 1997, Jack Andraka đã làm nên tên tuổi trong lĩnh vực y khoa thế giới khi tìm ra phương pháp phát hiện ung thư tuyến tụy năm 15 tuổi. Cái chết của một người thân thiết vì ung thư tuyến tụy đã thúc đẩy chàng trai trẻ tìm hiểu về các biện pháp phát hiện ung thư sớm.

Năm 2020, Gitanjali Rao, 15 tuổi, được tạp chí Time vinh danh là “Thiếu niên của năm” vì sở hữu nhiều phát minh công nghệ trong nhiều lĩnh vực, gồm thiết bị xác định chì trong nước uống, ứng dụng phát hiện bắt nạt trên mạng sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Năm 2014 khi mới 9 tuổi, Mark Leschinsky, sống tại bang New Jersey, Mỹ, đã thiết kế quần áo bảo hộ có khả năng tự khử trùng dành cho nhân viên y tế. Bộ đồ ba lớp. Lớp trong cùng không thể xuyên thủng, lớp ở giữa các chứa các túi đựng dung dịch khử trùng và lớp ngoài cùng có các lỗ hở để dung dịch chảy ra ngoài khi bóp nút ở ống tay áo.

Thời tiết ở Maine (Mỹ) trở nên lạnh dần khiến Chester Greenwood phát minh ra dụng cụ giữ ấm tai vào một ngày mùa đông năm 1873, khi ông 15 tuổi. Ông còn được vinh danh bằng ngày Chester Greenwood, thứ bảy đầu tiên của tháng 12.

Là vận động viên thể dục tuổi thiếu niên, George Nissen (Mỹ) và huấn luyện viên đã tạo ra một dụng cụ đàn hồi giúp phát triển sức mạnh và độ bật cao để thực hiện cú lộn ngược. Về sau chúng được phát triển thành phiên bản mà ông gọi là “trampoline”, trở thành môn thể thao trên toàn thế giới.

Năm 1996, cậu học sinh lớp 5 Richie Stachowski (California, Mỹ) phát minh ra Water Talkie, một thiết bị cho phép nói chuyện dưới nước. Đó là một đột phá, khiến Stachowski có động lực mở rộng dòng sản phẩm của mình bởi công ty riêng, đặt tên là Short Stack.

Mời các bạn xem video: Lại thêm một phát minh tuyệt vời của người Nhật Bản. Nguồn: Yan News

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/cong-nghe/loat-phat-minh-thien-tai-lam-thay-doi-the-gioi-cua-tre-em-1547266.html