Loạt cái nhất làm lên sự độc, lạ của lăng Khải Định

Dù có diện tích nhỏ nhất, nhưng công trình Lăng Khải Định lại là công trình tốn kém tiền của và công sức cũng như kéo dài nhất. Đặc biệt, lăng có sự độc, lạ nhất trong hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn.

Vua Khải Định với tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Ông lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là công trình lăng Khải Định (Ứng Lăng).

Vua Khải Định với tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Ông lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là công trình lăng Khải Định (Ứng Lăng).

Dù là công trình lăng có diện tích nhỏ nhất nhưng lăng Khải Định là công trình tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm triều Nguyễn.

Ngoài ra đây cũng là công trình lăng độc đáo và xây lâu nhất. Nếu lăng Gia Long xây dựng trong 6 năm (1814 – 1820), lăng Minh Mạng trong 4 năm (1840 – 1843), lăng Tự Đức 3 năm (1964 – 1967 ), công cuộc xây dựng lăng Khải Định là 11 năm (1920 – 1931), kéo dài 2 đời vua là Khải Định và Bảo Đại.

Sử sách chép lại, khi xây Ứng Lăng, vua Khải Định đã tham khảo rất nhiều tấu trình của các thầy địa lý dâng lên và cuối cùng, ông đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí tọa lạc cho nơi an nghỉ của mình sau này. Địa thế của lăng Khải Định được tính toán rất kỹ lưỡng, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ.

Theo đó, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm nơi “tiền án”, có khe suối Châu Ê chảy từ bên trái qua làm “thủy tụ”, núi Chóp Vung ở bên tả và núi Kim sơn ở bên hữu làm Tả Thanh Long và hữu Bạch hổ (tức là rồng, cọp chầu Ứng Lăng). Nhà vua đã cho đổi tên núi Châu ngữ thành núi Ứng sơn và đặt tên lăng là Ứng Lăng.

Lăng được xây dựng với 127 bậc cấp bằng những vật liệu tân thời như sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, được nhà vua cho người sang Pháp nhập về.

Toàn bộ nội thất trong 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí bằng những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh được nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản... Những “bàn tay vàng” của các nghệ nhân đầu thế kỷ XX đã dùng hàng vạn mẫu sành sứ thủy tinh đủ màu để đắp nổi thành hàng ngàn hình ảnh cung đình và dân gian sinh động.

Cung Thiên Định, nơi chôn cất thi hài của vua Khải Định, là nơi có thiết kế đặc sắc nhất và có giá trị nghệ thuật nhất cho đến ngày hôm nay. Trên trần lăng, bức “Cửu Long Ẩn Vân” (chín con rồng ẩn trong mây) được nghệ nhân Phan Văn Tánh vẽ bằng chân.

Trong cung Thiên Định, có hai bức tượng đồng Vua Khải Định. Bức tượng bên ngoài, nhà vua mặc đồ binh sĩ Pháp, được đúc tại Việt Nam. Bức tượng trên áng thờ, tỉ lệ 1:1 được đúc tại Pháp bởi hai nghệ nhân người Pháp, và dát vàng bởi những nghệ nhân người Huế. Mộ phần của nhà vua nằm ngay dưới áng thờ này.

Được biết, để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính quyền bảo hộ Pháp cho tăng thuế lên 30%. Hành động này của vua đã bị lịch sử lên án một cách gay gắt.

Ngày nay, trải qua thời gian lăng Khải Định đã ngả màu nhưng càng làm cho lăng thêm cổ kính. Theo đánh giá của những nhà chuyên môn thì Lăng Khải Định thực sự là biểu tượng đỉnh của nghệ thuật.

Mời độc giả xem video:Vượt khó tìm việc sau đại học trong mùa dịch/Nguồn:VTV TSTC.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/di-san/loat-cai-nhat-lam-len-su-doc-la-cua-lang-khai-dinh-1527541.html