Loãng xương: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở cả nam giới lẫn nữ giới, đặc biệt ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, nếu có chế độ ăn uống khoa học cùng lối sống lành mạnh sẽ có thể kiểm soát căn bệnh hiệu quả.

Loãng xương là căn bệnh xảy ra khi mật độ xương của bạn thấp và khả năng tái tạo xương của cơ thể cũng bị giảm đi. Cả nam và nữ giới đều bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này nhưng phụ nữ mãn kinh lại có khả năng mắc bệnh cao hơn vì cơ thể bị thiếu hụt estrogen. Khi bị loãng xương, chỉ một chấn thương nhẹ cũng có thể gây nguy cơ gãy xương.

Nguyên nhân gây loãng xươngSuy giảm estrogen ở nữ giới

Thiếu hụt nội tiết tố estrogen ở nữ chính là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở nữ giới. Ảnh minh họa: Internet

Thiếu hụt nội tiết tố estrogen ở nữ chính là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở nữ giới. Ảnh minh họa: Internet

Khoảng thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen trong cơ thể bắt đầu giảm và sự thiếu hụt nội tiết tố này là nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương ở nữ giới.

Testosterone thấp ở nam giới

Đàn ông cần testosteron và kích thích tố estrogen để duy trì sức khỏe của xương. Việc thiếu đi các kích thích tố này làm giảm mật độ xương, gia tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là xương hông, xương sống ở nam giới.

Ảnh hưởng của các kích thích tố khác trong cơ thể

Các kích thích tố khác như hormone tuyến cận giáp và hormone tăng trưởng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mật độ xương. Khi các hormone tuyến cận giáp tiết ra quá nhiều trong cơ thể sẽ làm cho xương giải phóng quá nhiều canxi vào máu, dẫn đến sự suy giảm mật độ xương.

Thiếu canxi

Canxi là một trong những khoáng chất rất quan trọng mà cơ thể cần để duy trì sức khỏe của xương. Nếu cơ thể không nhận đủ lượng canxi, nó buộc phải sử dụng nguồn canxi được dự trữ trong xương, lâu dần sẽ làm cho xương yếu hơn.

Thiếu vitamin D

Vitamin D còn gọi là vitamin ánh nắng mặt trời, có tác dụng hỗ trợ trong việc hấp thụ canxi của cơ thể chúng ta. Thiếu vitamin D sẽ dẫn đến sự suy yếu của xương.

Lười vận động

Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên là điều quan trọng để tăng cường sức khỏe xương. Lối sống ít vận động sẽ dẫn đến mất mật độ xương nhanh hơn.

Hút thuốc và uống rượu quá mức

Việc uống rượu và hút thuốc cũng gây ra bệnh loãng xương. Ảnh minh họa: Internet

Ngoài việc gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, việc uống rượu và hút thuốc cũng gây ra bệnh loãng xương. Các nghiên cứu cho thấy sức khỏe xương sẽ dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự hiện diện của nicotine trong thuốc lá. Chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi, vitamin D và estrogen. Tương tự, khi bạn uống quá nhiều rượu sẽ tác động trực tiếp đến chức năng của tuyến tụy của cơ thể.

Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác gây ra loãng xương bao gồm sử dụng một số loại thuốc có chứa các thành phần như cortisone, glucocorticoids, prednisone, hydrocortisone… được dùng để điều trị các bệnh như hen suyễn, viêm đại tràng, viêm khớp dạng thấp, vẩy nến.

Điều trị loãng xươngChế độ ăn

Nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia để ngăn chặn sự mất canxi từ xương.

Tập thể dục thường xuyên

Thường xuyên duy trì thói quen tập thể dục để đảm bảo không bị mất xương nhanh chóng. Các bài tập chịu sức nặng đơn giản tốt cho xương như leo cầu thang, chạy bộ, đi bộ đường dài, đi bộ nhanh, tennis…

Thuốc

Khi thấy các dấu hiệu loãng xương, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có phương thuốc uống phù hợp. Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các loại thuốc tăng cường sức khỏe xương được FDA chấp nhận như teriparatide và các thuốc tăng cường estrogen.

Phù Dung

Nguồn PNSK: https://phunusuckhoe.vn/loang-xuong-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-c9a297350.html