Loại thực phẩm 'đại kỵ' với thanh long, ăn chung kẻo có ngày gặp họa

Ăn thanh long sai cách có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nhập viện vì ăn thanh long sai cách

Năm 2019, một người người phụ nữ Trung Quốc nhập viện vì ăn thanh long và sữa chua vào buổi sáng khi bụng đói trong một thời gian dài. Do gia đình trồng được thanh long lại biết loại của này có tác dụng tốt nên cô ăn thường xuyên. Tuy nhiên, việc này khiến cô bị tụt huyết áp và phải vào viện.

Theo các chuyên gia, ăn thanh long có làm hạ huyết áp, gây chóng mặt hay không phụ thuộc vào thể chất của từng người. Đối với người bị cao huyết áp, lượng kali trong thanh long có thể cân bằng với natri trong cơ thể, giúp hạ huyết áp. Ngược lại, người bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn thanh long, không ăn quá 100 gram/ngày. Trong khi đó, người huyết áp cao có thể ăn từ 100-150 gram/ngày.

Những đại kỵ khi ăn thanh long Không ăn thanh long cùng sữa bỏ

Ăn thanh long cùng sữa bò sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa. Do đó, bạn không nên kết hợp hai thực phẩm này với nhau, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phụ nữ cần cẩn trọng khi ăn thanh long trong giai đoạn mang thai

Thanh long là loại quả chứa nhiều protein thực vật. Do đó, phụ nữ mang thai cần cẩn trọng khi ăn, tránh trường hợp bị dị ứng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người mắc bệnh tiểu đường

Thanh long chứa nhiều đường glucose. Ăn nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn loại quả này.

Phụ nữ thể chất hư lạnh hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt

Thanh long là loại quả mà chị em không nên ăn tùy tiện. Những người thể chất hư lạnh hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt nên hạn chế ăn thanh long.

Người bị tiêu chảy

Thanh long có tính lạnh, do đó người bị tiêu chảy không nên ăn.

Người thể chất hư hàn, chân tay mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt cũng nên tránh ăn nhiều thanh long.

Người bị chứng ứ máu, dịch đờm, hay phiền muộn cũng không nên ăn loại quả này nhiều.

Lưu ý khi ăn thanh long

Nên chọn thanh long càng tơi, bề mặt càng đỏ càng tốt, các tai còn màu xanh. Nếu phần tai trở nên khô héo thì đó là trái thanh long để lâu, không còn tươi ngon.

Nên rửa thanh long trước khi ăn dù chúng ta không ăn vỏ để tránh vi khuẩn lây nhiễm vào phần thịt khi cắt.

Nên ăn thanh long ngay khi mua về. Nếu cần bảo quản, hãy để quả thanh long ở chỗ thoáng mát, không nên để trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp có thể làm thay đổi hương vị, biến chất.

Theo Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/loai-thuc-pham-dai-ky-voi-thanh-long-an-chung-keo-co-ngay-gap-hoa/20200807044652226