Loài tảo lam 'chết chóc', thải độc vào không khí khi nở hoa

Sự phát triển quá mức của tảo lam hay còn gọi là hiện tượng 'tảo nở hoa', đã gây ra mối nguy hại cho hệ sinh thái khi gây ra tình trạng thiếu oxy và giải phóng các độc tố cyanotoxin.

 Tảo lam - một loại tảo độc thường xuất hiện trong các ao nuôi cá, thực chất đây là vi khuẩn lam có khả năng quang hợp và chúng có cấu trúc gần với vi khuẩn hơn là tảo.

Tảo lam - một loại tảo độc thường xuất hiện trong các ao nuôi cá, thực chất đây là vi khuẩn lam có khả năng quang hợp và chúng có cấu trúc gần với vi khuẩn hơn là tảo.

Tảo lam sống ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn. Những sinh vật quang hợp cực nhỏ này cung cấp thức ăn cho cá và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn.

Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, sự phát triển quá mức của chúng - còn được gọi là tảo nở hoa - có thể ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái vì gây ra tình trạng thiếu oxy và giải phóng các độc tố cyanotoxin.

Anatoxin-a (ATX) là một trong những chất cyanotoxin nguy hiểm được tạo ra bởi hiện tượng tảo nở hoa. Các nghiên cứu trước đây cho thấy nó chỉ được vi khuẩn lam giải phóng vào môi trường nước, gây ra cái chết của sinh vật thủy sinh hoặc động vật trên cạn uống nước từ các nguồn chứa độc tố này.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây trên tạp chí Lake and Reservoir Management, các nhà sinh vật học phát hiện ra sự hiện diện của ATX trong các mẫu không khí phía trên mặt hồ Capaum Pond ở bang Massachusetts, nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng tảo nở hoa.

Sau khi nghiên cứu, các nhà sinh vật học đo được nồng độ ATX lên tới 21 nanogram trên mỗi miligram không khí. Hiện tượng này có thể gây ảnh hưởng xấu với sức khỏe con người và động vật hoang dã.

ATX còn được mệnh danh là "chất độc gây ra cái chết nhanh" vì nó tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh như một loại chất độc thần kinh, dẫn đến co giật cơ và liệt hô hấp.

Tảo lam được tìm thấy ở hầu hết mọi môi trường sống trên hành tinh và đôi khi tạo ra chất độc cực mạnh có thể giết chết các sinh vật khác.

Các nhà khoa học tin rằng, sự bùng nổ tảo cách đây 2,4 tỷ năm là nguyên nhân chính mang lại bầu không khí thông thoáng của Trái đất.

Do sự phát triển nhanh chóng của chúng có hại cho hệ sinh thái trên Trái đất, các nhà khoa học đã lên kế hoạch khai thác khả năng tạo oxy của tảo lam để sống trên sao Hỏa và không gian.

Bầu khí quyển của sao Hỏa được tạo thành từ chủ yếu là carbon dioxide (95%) và nitơ (3%). Đây là hai yếu tố tạo thành tảo lam.

Tuy nhiên, áp suất khí quyển của sao Hỏa chỉ bằng 1% của Trái đất. Do đó, tảo không thể phát triển trực tiếp trong đó hoặc hút đủ nitơ. Việc tái tạo lại các điều kiện của bầu khí quyển Trái đất trên sao Hỏa cũng là một thách thức, đặc biệt là áp suất.

Mời các bạn xem video: Hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ và độc đáo trên thế giới. Nguồn: Chuyện lạ VN & TG

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/loai-tao-lam-chet-choc-thai-doc-vao-khong-khi-khi-no-hoa-1520227.html