Loài rắn đáng sợ nhất thế giới, khiếp hơn rắn hổ mang

Loài rắn này nguy hiểm hơn cả rắn hổ mang bởi không chỉ sở hữu nọc độc, rắn dao găm còn có đôi răng nanh hướng sang ngang, cho phép chúng tấn công và tiêm nọc độc vào con mồi từ bên cạnh.

 Rắn dao găm hay rắn Stiletto Brand, tên khoa học là Atractaspis branchi, là loài rắn được các nhà khoa học đánh giá là vô cùng đáng sợ, nguy hiểm hơn cả rắn hổ mang bởi không chỉ sở hữu nọc độc, rắn dao găm còn có đôi răng nanh hướng sang ngang, cho phép chúng tấn công và tiêm nọc độc vào con mồi từ bên cạnh.

Rắn dao găm hay rắn Stiletto Brand, tên khoa học là Atractaspis branchi, là loài rắn được các nhà khoa học đánh giá là vô cùng đáng sợ, nguy hiểm hơn cả rắn hổ mang bởi không chỉ sở hữu nọc độc, rắn dao găm còn có đôi răng nanh hướng sang ngang, cho phép chúng tấn công và tiêm nọc độc vào con mồi từ bên cạnh.

Không phải hổ mang, đây mới xứng là con rắn đáng sợ nhất thế giới, với một cú mổ của nó có thể khiến bạn rụng mất một ngón tay nếu không được chữa trị sớm.

Loài rắn lạ này lẩn khuất giữa những khoảng rừng xanh giữa New Guinea và Liberia (Tây Phi), dù sở hữu nọc độc không quá mạnh, nhưng xét trên một vài góc độ thì chúng còn kinh khủng hơn. Bởi lẽ, loài rắn này có thể mổ mà không cần mở miệng.

Các nhà khoa học cho biết, loài rắn khác thường này có một cặp nanh rất rài, đủ để thòi ra thụt vào ngay bên khóe miệng. Điều này cho phép rắn dao găm tấn công và tiêm nọc độc vào con mồi từ bên cạnh. Chúng thậm chí còn có thể thực hiện một cú tấn công ngang mà không cần phải mở miệng.

Nọc độc của rắn dao găm tuy không độc đến mức khiến con người mất mạng ngay tức khắc nhưng không có nghĩa là nọc độc của chúng không nguy hiểm. Thực tế, nọc đọc của rắn dao găm là loại nọc độc có khả năng gây tổn thương tế bào, vết cắn sưng phồng và gây tổn thương mô nghiêm trọng.

Lần đầu khoa học phát hiện ra những con rắn mới này là vào buổi đêm, trong một khu rừng tại Liberia. Việc bắt giữ loài rắn này thực sự cần phải hết sức cẩn thận, nếu không muốn phải trả giá. Dù bị tóm từ phía sau, con rắn vẫn liên tục tìm cách tấn công

Hiện vẫn chưa có thuốc giải cho nọc của loài rắn này.

Theo các chuyên gia, đây là một trong những loài đặc hữu tại rừng mưa Thượng Guinea và cũng là một trong những loài rắn nguy cấp do nạn chặt phá rừng, khai khoáng, và đặc biệt là biến đổi khí hậu.

Loài rắn độc này thường bị hiểu nhầm là vô hại vì có vẻ ngoài rất bình thường, tuy nhiên, nọc độc và cặp răng nanh của chúng lại không hề bình thường.

Có lẽ cặp răng nanh nhọn nhô ra từ hai bên miệng là sự "bù đắp" của tạo hóa cho loài rắn này bởi trong khi hầu hết các loài rắn khác phải mở miệng lên tới 170 độ để cắn nạn nhân, thì loài rắn Stiletto chỉ có thể mở miệng rộng đến 55 độ.

Một điểm đáng sợ nữa trong "bộ sưu tập vũ khí" của rắn Stiletto chính là khả năng tung mình ra xa ở một khoảng cách bằng chính chiều dài cơ thể của chúng (tối đa là 98cm, theo dữ liệu của African Snakebite Institute).

Khi tức giận hoặc săn mồi, rắn Stiletto sẽ nằm chờ rồi chớp thời cơ vàng tung mình đến chỗ con mồi và tiêm nọc độc vào nạn nhân xấu số.

Mời quý vị xem video: Hổ mang chúa vượt suối phục kích rắn độc xanh

Lưu Thoa (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/loai-ran-dang-so-nhat-the-gioi-khiep-hon-ran-ho-mang-1242396.html