Loại nấm 'siêu đẹp' nhưng lai có tính năng săn mồi 'siêu tàn bạo'

Nấm sò có vẻ ngoài khá 'hiền lành' với màu trắng đục đẹp mắt. Tuy nhiên, đây là một sát thủ thực sự khi giết mổ không gớm tay với mớ tuyến trùng trong cùng môi trường sống này.

 Nấm sò - hay còn gọi là nấm Bào ngư (Pleurotus ostreatus) thường sống ở những khúc gỗ mục hoặc cây gỗ chết. Tuy nhiên, nó không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng nghèo nàn của các thân cây khô này, mà nhắm vào một nguồn thức ăn khác.

Nấm sò - hay còn gọi là nấm Bào ngư (Pleurotus ostreatus) thường sống ở những khúc gỗ mục hoặc cây gỗ chết. Tuy nhiên, nó không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng nghèo nàn của các thân cây khô này, mà nhắm vào một nguồn thức ăn khác.

Dưới chân của nấm sò, trên bề mặt khúc gỗ mục ẩm ướt là đầy rẫy các loài giun siêu nhỏ được gọi chung là giun tròn hoặc tuyến trùng (Nematoda).

Nấm sò là một sát thủ thực sự khi giết mổ không gớm tay với mớ tuyến trùng trong cùng môi trường sống này.

Để dẫn dụ, nấm sò mọc ra những sợi tơ có hóa chất quyến rũ tuyến trùng. Lũ giun tròn ngây thơ tưởng bở mò đến liền bị tơ nấm sò quấn lấy.

Trên các sợi tơ của nấm sò cũng có một độc tố gây tê liệt. Dính phải chất độc này, đám giun tròn lập tức bất động.

Sau đó mới là phần kinh dị, nấm sò luồn các sợi tơ vào miệng của chúng, sau đó giải phóng protein có tác dụng phân hủy. Cuối cùng, nó chỉ việc thong thả nhấm nháp cơ thể con mồi từ bên trong ra đến tận bên ngoài.

Chính nhờ đám giun tròn ấy mà nấm sò mỗi ngày một béo mầm và phát triển, chứa đầy chất nitơ (đạm).

Điều khiến các nhà khoa học gây sửng sốt hơn cả là loại protein mà nấm sò dùng để tiêu hóa giun tròn: Pleurotolysin. "Pleurotolysin không phải là loại protein bình thường" - tờ New Scientist cho biết. "Nó thuộc về nhóm protein tan được trong nước, tấn công bằng cách đục thủng màng tế bào".

Các nguyên tử của Pleurotolysin có thể gắn kết lại với nhau như những mảnh Lego vậy. Chúng liên kết mỗi 13 nguyên tử thành một vòng tròn phân tử Pleurotolysin.

Khi một vòng tròn phân tử hình thành, nó sẽ đục lỗ qua màng tế bào hệt như chúng ta dùng khuôn tạo hình bánh quy mà cắt qua miếng bột bánh vậy. Nhưng "chiếc khuôn" này chỉ rộng có 8 nanomet mà thôi.

Và nếu chỉ 1 lỗ là chưa đủ để khai tử một tế bào, vậy thì các phân tử Pleurotolysin "sát thủ" khác sẽ lại xông tới, tiếp tục tấn công cho đến lúc hoàn toàn diệt gọn tế bào.

Nếu tìm ra được cách điều khiển chính xác, thì rất có thể các nhà khoa học sẽ tìm ra cách khiến cho Perforin biết lựa chọn tìm diệt các tế bào gây bệnh, trong khi bỏ qua các tế bào bình thường.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-nam-sieu-dep-nhung-lai-co-tinh-nang-san-moi-sieu-tan-bao-1509965.html