Loài lan quý hiếm nhất thế giới 'chui' xuống đất để tự bảo vệ mình

Rhizanthella speciosa là một trong những loài lan hiếm nhất thế giới. Loại phong lan đặc biệt này thường dành toàn bộ cuộc đời của mình dưới lòng đất.

Vào năm 2016, Maree Elliott - một nhà khoa học về hưu - trong một lần vào Vườn quốc gia Barrington Tops (Úc) tìm nấm lạ đã phát hiện Rhizanthella speciosa.

Vào năm 2016, Maree Elliott - một nhà khoa học về hưu - trong một lần vào Vườn quốc gia Barrington Tops (Úc) tìm nấm lạ đã phát hiện Rhizanthella speciosa.

"Nó nằm dưới một đống lá khô. Ban đầu tôi không biết là gì, có phải nấm không? Nó rất nhỏ, màu trắng hồng, trông như bông hoa đã nở một nửa", bà Elliott nói.

Elliott lập tức đánh dấu và tiến hành nghiên cứu. Sau 4 năm, các chuyên gia chính thức xác nhận Rhizanthella speciosa hoàn toàn mới và là một trong những loài lan hiếm nhất thế giới.

Rhizanthella speciosa nằm trong nhóm lan Rhizanthella chuyên sinh sống sát mặt đất, lần đầu được phát hiện năm 1928.

Đa phần loài lan thuộc nhóm Rhizanthella này thường dành cả đời dưới lòng đất. Thậm chí, nhiều khi hoa của chúng cũng nở trong lòng đất.

Vì thiếu chất diệp lục nên không thể tổng hợp năng lượng từ ánh sáng như hầu hết cây cối khác, lan Rhizanthella thường chọn sống ký sinh. Chúng hút chất dinh dưỡng từ rễ của cây bụi nhờ liên kết với nhiều loài nấm gần đó.

Với loài Rhizanthella speciosa, ước tính hiện tại chỉ có trên dưới 50 cây.

Do đó, một trong những mục tiêu khác ngoài "bảo mật" nơi sống của Rhizanthella speciosa là tìm thêm những cây khác trong tự nhiên.

Để dễ tìm kiếm, nhóm của Elliott đã huấn luyện một số chú chó hỗ trợ đánh hơi hoa lan.

“Kết quả thật bất ngờ, chó giúp chúng tôi phát hiện những nơi khả năng cao có lan. Đến nay, chúng đã giúp tìm thấy gần 40 cây Rhizanthella speciosa”, Elliott nói.

Nó thậm chí còn nở hoa trong lòng đất. Vào cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, mỗi cây nở ra hơn 100 bông hoa từ màu kem đến màu đỏ và tỏa mùi thơm mạnh mẽ.

Nó chỉ sống ký sinh trên những bụi cây Broom ở phía tây Australia. Rhizanthella speciosa hút chất dinh dưỡng từ rễ của cây bụi nhờ việc liên kết với các loài nấm ký sinh.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-lan-quy-hiem-nhat-the-gioi-chui-xuong-dat-de-tu-bao-ve-minh-1495908.html