Loài ếch nào miệng chiếm 2/3 cơ thể, ăn thịt hung dữ?

Loài ếch này theo tên gọi của một nhân vật game nổi tiếng với cái miệng chiếm ⅔ cơ thể. Đây là một loài ếch sống trên cạn tại Gran Chaco – một vùng khô cằn của Argentina.

Ếch sừng Argentina (tên khoa học Ceratophrys ornata), cũng gọi là ếch mỏ rộng Argentina hoặc ếch Pacman, là loài ếch sừng phổ biến nhất, từ những khu rừng mưa của Argentina, Uruguay và Brazil.

Nó là loài phàm ăn, nó sẽ cố gắng nuốt bất cứ thứ gì chuyển động gần miệng rộng của nó, chẳng hạn như côn trùng, và động vật gặm nhấm, thằn lằn và ếch.

Đặc điểm nổi bật nhất loài ếch này là miệng của nó, chiếm khoảng một nửa kích thước tổng thể của nó. Màu sắc thường là màu xanh lá cây tươi sáng với những mảng màu đỏ, mặc dù màu xanh đậm, cũng có con màu đen và bạch.

Con cái có thể dài tới 16,5 cm và con đực dài 11,5 cm. Tuổi thọ 6-7 năm, tuy nhiên chúng có thể sống thọ 10 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Ếch sừng Argentina sống ở quanh các vùng Bắc Mỹ vá Nam mỹ tùy theo điều kiện tự nhienn vá môi trường của từng con.

Ếch Sừng Chacoan hay đào đất ngụy trang để rình con mồi. Dành phần lớn thời gian chôn vùi dưới đất.

Đây là loài vật ăn thịt hung dữ. Với bộ răng sắc, lưỡi bám dính giữ chặt con mồi. Chúng cố gắng nuốt tất cả những gì trước mặt bất kể con mồi có to hơn cơ thể mình.

Và những diều đặc biệt về loài ếch

Ếch hấp thụ nước vào cơ thể qua da, dùng mắt để hỗ trợ nuốt thức ăn... là những sự thật khó tin về loài ếch ít ai biết.

Ếch là động vật lưỡng cư, vừa sống ở trên cạn, vừa sống dưới nước. Chúng đẻ trứng dưới nước. Sau đó những quả trứng này sẽ nở thành nòng nọc. Nòng nọc sẽ tiếp tục sống dưới nước cho đến khi chúng phát triển thành một con ếch trưởng thành. Càng khám phá chúng ta sẽ càng thấy nhiều sự thật khó tin về loài ếch.

Mặc dù sống ở trên cạn nhưng môi trường sống của ếch phải gần các đầm lầy, ao hồ hoặc những nơi ẩm ướt. Điều này là do chúng sẽ chết nếu da chúng bị khô và mất nước.

Nuốt thức ăn nhờ mắt

Christopher Raxworthy, một nhà bò sát học thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ cho biết, loài ếch có thể nuốt thức ăn nhờ sự giúp đỡ của đôi mắt. "Một khi chúng đớp được con mồi vào miệng, mắt chúng sẽ sụt xuống để tạo lực nuốt con mồi qua cổ họng vào dạ dày", ông cho biết.

Đẻ bằng miệng

Một số loài ếch thuộc họ Rheobatrachus ở Australia có cách sinh nở khá "kinh dị". Đầu tiên, ếch cái đẻ trứng bình thường, rồi ếch đực phun tinh trùng lên trứng để thụ tinh. Sau đó, ếch cái nuốt những quả trứng đã thụ tinh vào bụng. Cơ thể ếch cái sẽ hình thành cơ chế ngắt hoạt động của enzyme phân hủy thức ăn trong dạ dày để tránh làm tổn hại đến trứng.

Trứng ếch sẽ nở trong bụng ếch mẹ, và con ếch mẹ sẽ đẻ con ra bằng miệng. Chỉ có hai loài ếch có thể làm được điều này, nhưng đáng tiếc là chúng đều đã tuyệt chủng vào giữa thập niên 80.

Không đẻ trứng

Hầu hết ếch đều đẻ trứng, và những quả trứng này sẽ nở thành nòng nọc rồi phát triển thành ếch. Tuy nhiên, cũng có một số loài ếch đẻ con chứ không đẻ trứng, và ếch con giống hệt ếch bố mẹ, chỉ có điều là nhỏ hơn. Một nghiên cứu mới đây còn cho biết một loài ếch có nanh ở Indonesia không đẻ ra trứng hay ếch con mà đẻ ra nòng nọc.

Có thể dùng để thử thai

Trong những năm 1940, các nhà khoa học phát hiện ra rằng loài ếch có vuốt ở châu Phi có thể được dùng để xác định liệu một phụ nữ có đang mang thai hay không. Theo đó, hormone thu được từ nước tiểu của phụ nữ có thai khi được tiêm vào cơ thể ếch cái sẽ khiến chúng đẻ trứng. Vì lý do này, trong những năm 1940-1970, nhiều bệnh viện đã nhập loại ếch này về với số lượng lớn để sử dụng.

Bạn có thể thôi miên một con ếch bằng cách lật nó lên và vuốt bụng

Sự thật là bạn có thể lật ngửa một con ếch lên và vuốt bụng để làm cho nó vào trạng thái dạng như bị thôi miên. Nó cũng có tác dụng với cá sấu và một số loài bò sát khác nhưng cũng đừng có dại mà thử ở nhà nhé, nó cắn cho phát mình không chịu trách nhiệm đâu. Và ếch thì cũng phải tùy con nhé, mấy con hiền lành dạn người như ếch pacman thì được chứ ếch mua ngoài chợ về thấy người là vọt mất thì cũng bó tay.

Siêu bàng quang

Vào năm 2010, các nhà nghiên cứu Úc nhận thấy rằng các máy theo dõi mà họ đã cài vào một số con ếch đã bị đẩy ra ngoài. Họ rất tò mò không hiểu điều gì đã xảy ra và đã phải thực hiện thử nghiệm để theo dõi lại. Kết quả là họ phát hiện ra bàng quang của những chú ếch này đã tự động đào thải toàn bộ những đối tượng không thuộc cơ thể.

Loài ếch trong nghiên cứu này là một loài ếch cây bụng trắng hay còn có tên khoa học là Litoria caerulea. Chúng du nhập từ New Zealand và Hoa Kỳ, thuộc chi Litoria. Bề ngoài nó giống vài loài thuộc cùng chi, đặc biệt là Litoria splendida và ếch cây khổng lồ (Litoria infrafrenata). Ếch cây bụng trắng lớn hơn phần lớn loài ếch khác ở Úc, có chiều dài 10 cm. Tuổi thọ trung bình của loài này trong điều kiện nhốt là 16 năm. Da loài ếch này có chất sát khuẩn và sát virus và có thể có ích cho ngành dược nhờ sản sinh ra một hóa chất gọi là caerin có khả năng tấn công và giết chết các tế bào HIV.

Chiếc lưỡi đáng sợ

Loài ếch sừng Nam Mỹ hay còn có tên khoa học là Ceratophrys ornate là một trong những loài ếch được coi là kì dị nhất trên thế giới. Bộ dạng của chúng nhìn khá kinh khủng với cái miệng khổng lồ, chiều dài và chiều rộng cơ thể gần như bằng nhau. Chúng cũng thường bị gọi là loài ếch quỷ hoặc êch pacman.

Điểm đặc biệt dễ nhận nữa của chúng là đôi sừng mọc ngay trên mắt, có cái đầu to, miệng rộng nhưng mắt nhỏ. Mỗi lần sinh sản con cái có thể đẻ được 1000 trứng. Nòng nọc của chúng rất hiếu chiến, sẵn sàng tấn công lẫn nhau và tấn công nòng nọc của loài khác ngay khi vừa nở.

Linh cảm

Một số loài động vật có khả năng tuyệt vời phát hiện ra những trận động đất trước khi nó xảy ra. Thường chúng sẽ có những biểu hiện thể hiện rõ sự bất thường ra ngoài. Một trong số những loài có khả năng đó là loài ếch.

Chúng có thể dự đoán được sự kiện trước tới năm ngày. Các nhà nghiên cứu tại Ý đã nghiên cứu về số lượng ếch trong mùa giao phối. Tuy nhiên lại có một ngày mà chúng tự dưng bỏ đi khỏi khu vực nghiên cứu và rõ ràng các chỉ số khác trong tự nhiên đều bình thường. Kết quả là trận động đất đã xảy ra một vài ngày sau cuộc di cư.

Không ai biết chính xác làm thế nào những con ếch lại có thể có linh cảm tuyệt vời như vậy. NASA đã đưa ra một giả thuyết, đó là trước mỗi trận động đất, áp lực bên dưới Trái đất làm xảy ra một số phản ứng giải phóng một số ion mang điện tích dương – và điều này gây cảm giác đau đầu buồn nôn ở con người và động vật. Hoặc cũng có thể phản ứng với nước đã tạo ra hydrogen peroxide. Loài ếch là một loài lưỡng cư, bởi vậy có thể chính đặc điểm này khiến chúng nhạy cảm với cả hai môi trường trên cạn và dưới nước, từ đó phát hiện ra sự bất thường. Tuy nhiên, những điều nói trên vẫn chỉ là giả thuyết đặt ra và hiện tại giới khoa học đang tích cực nghiên cứu để làm rõ vấn đề này.

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/cong-nghe/loai-ech-nao-mieng-chiem-23-co-the-an-thit-hung-du-1761576.tpo