Loài cá chết chóc xuất hiện trước cả khủng long và tồn tại đến tận bây giờ

Các ngư dân châu Phi phát hiện ra loài cá từng có mặt trên Trái Đất trước khủng long và tồn tại đến tận ngày nay.

"Cá hóa thạch" khổng lồ, tên khoa học là Latimeria chalumnae, có nguồn gốc từ 420 triệu năm trước đã xuất hiện trở lại ở tây Ấn Độ Dương ngoài khơi bờ biển Madagascar.

Khủng long là một nhóm bò sát thuộc nhánh Dinosauria, xuất hiện lần đầu vào kỷ Tam Điệp khoảng 243 triệu năm trước.

Thống trị Trái Đất trong khoảng 150 triệu năm, khủng long đã tuyệt chủng từ rất lâu trong sự kiện vẫn còn nhiều bí ẩn lớn cho cả nhân loại. Trong khi đó, người ta vẫn tìm ra bằng chứng về dấu vết của cá hóa thạch Latimeria chalumnae sinh sống trong đại dương ngày nay.

Loài cá này con trưởng thành dài gần 2 mét, nặng 90 kg. Cá hóa thạch hay còn gọi là cá bốn chân có bộ vây mạnh mẽ, thường sinh sống lang thang ở những hẻm núi sâu dưới đáy biển, cách bề mặt khoảng 107 đến 487 mét.

Loài cá chết chóc xuất hiện trước cả khủng long và tồn tại đến tận bây giờ

Loài cá chết chóc xuất hiện trước cả khủng long và tồn tại đến tận bây giờ

Các nhà khoa học cho rằng chúng đã tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn Trắng, cách đây ít nhất gần một thế kỷ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học tiết lộ rằng tính đến tháng 5/2020, có khoảng 334 bức ảnh về loài cá này mà nhiều người trên thế giới chụp lại được.

Vào năm 1983, lần đầu tiên người ta phát hiện cá hóa thạch xuất hiện ngoài khơi bờ biển Nam Phi. Sự kiện này gây sốc cho toàn bộ cộng đồng khoa học khi đó. Các nhà khoa học khi tìm thấy một cá thể với 8 chiếc vây, họa tiết đốm đặc trưng trên vảy và cơ thể khổng lồ.

Từ đó, các nhà khoa học đặt tên cho cá theo người phát hiện ra là Marjorie Courtenay-Latime. Đến năm 1939, Giáo sư JLB Smith của Đại học Rhodes mới đưa ra những mô tả cụ thể hơn về loài cá hóa thạch khổng lồ.

Lần gần đây nhất cá hóa thạch khổng lồ xuất hiện là do người đánh cá sử dụng dụng cụ đánh bắt bằng lưới rê có mắt lưới lớn, thường được gọi là jarifa. Đây là một thiết bị người ta sử dụng để đánh bắt lấy vây cá mập.

Andrew Cooke, chuyên gia bảo tồn cho biết Madagascar nhiều khả năng là trung tâm của nhiều phân loài cá hóa thạch khác nhau. Lưới jarifa dùng đánh bắt cá mập là một cải tiến tương đối mới và nguy hiểm hơn vì có thể đặt ở vùng nước sâu. Lưới jarifa là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của loài cá hóa thạch khổng lồ ở Madagascar.

Hoàng Dung (lược dịch)

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-la/loai-ca-chet-choc-xuat-hien-truoc-ca-khung-long-va-ton-tai-den-tan-bay-gio-285547.html