Loại bỏ độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ cao

TP.HCM: Mô hình nào cho khu công nghệ cao thứ hai? Phát triển sản phẩm công nghệ cao giai đoạn 2011 – 2015 Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Giúp nhà nông ứng dụng công nghệ cao TP.HCM: Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ cao để phát triển nông nghiệp

TP.HCM: Mô hình nào cho khu công nghệ cao thứ hai? Phát triển sản phẩm công nghệ cao giai đoạn 2011 – 2015 Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Giúp nhà nông ứng dụng công nghệ cao TP.HCM: Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ cao để phát triển nông nghiệp

Sát thủ vô hình của ngành chăn nuôi

Trong ngành chăn nuôi Việt Nam, độc tố nấm mốc tiềm ẩn trong thức ăn chăn nuôi đang dần trở thành một vấn đề nghiêm trọng bởi do thời tiết nóng ẩm, nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi dễ phát sinh nấm mốc. Vì thế, nguyên liệu rất dễ nhiễm các loại độc tố sản sinh do quá trình phát triển của nấm. Sự biển đổi khí hậu cũng làm cho vấn đề này càng thêm cấp thiết.

Nguyên liệu dễ phát sinh nấm mốc.

Các loại độc tố phát sinh từ nhiều loại nấm mốc khác nhau, phổ biến là Aspergillus, Fusarium, Pennicillium và Claviceps, xuất phát từ trên cánh đồng trong quá trình trồng trọt, và kể cả trong quá trình lưu trữ và sơ chế. Hiện tại, giới khoa học đã xác định được trên 500 loại độc tố nấm mốc khác nhau. Bên cạnh đó, một khái niệm mới được đưa ra gần đây là Độc tố nấm mốc mặt nạ, ốn không dễ gì xác định được. Thậm chí, trong ngành nông nghiệp toàn cầu hóa, những nguyên liệu được nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới cũng mang những độc tố nấm mốc riêng, đem đến nhiều vấn đề đáng lo ngại.

Độc tính của độc tố nấm mốc đã được ghi nhận là thủ phạm của nhiều vấn đề trong chăn nuôi. Không chỉ thế, độc tố nấm mốc gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn khiến vật nuôi còi cọc, dễ nhiễm các bệnh nhiễm trùng cộng hưởng và gây ảnh hưởng đến gan thận, qua đó gây suy giảm năng suất và ảnh hưởng đến lợi nhuận cho người chăn nuôi.

Hiểm họa tiềm ẩn

Hiện tại, những quy định về an toàn sinh học đối với độc tố nấm mốc chỉ tập trung vào vài loại độc tố phổ biến. Tại Việt Nam, thước đo tiêu chuẩn QCVN 01-183:2016/BNNPTNT chỉ quy định hàm lượng đối với Alfatoxins, loại độc tố nấm mốc phổ biến nhất. Tại các nước khác, hệ thống thước đo an toàn sinh học cũng chỉ quy định đối với Deoxynivalenol, Ochratoxin A, độc tố T-2 và Zearalenone trong thức ăn chăn nuôi. Đây là một số lượng tương đối ít các loại độc tố nấm mốc thật sự tồn tại, và do đó, những hiểm họa về độc tố nấm mốc vẫn rất lớn.

Nghiên cứu cho thấy độc tố nấm mốc khiến giảm lượng ăn vào.

Theo trang web http://www.knowmycotoxins.com , việc kiểm soát độc tố nấm mốc phụ thuộc vào việc tìm kiếm sự hiện diện của các loại độc tố nấm mốc thật sự tồn tại, và qua đó đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất xử lý vấn đề trên bằng các sản phẩm phù hợp.

Hạn chế độc tố nấm mốc bằng công nghệ cao

Nếu như trước đây, việc kiểm soát độc tố nấm mốc chủ yếu đến từ việc tiêu diệt nấm mốc thông qua việc bảo quản sản phẩm và sử dụng các phụ gia có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm mốc, thì hiện tại, chúng ta đã có thêm những phụ gia thức ăn chăn nuôi có khả năng hấp thu độc tố nấm mốc. Các chất hấp thụ độc tố nấm mốc phổ rộng chứa các thành phần có hoạt tính cao, giúp hấp thụ các loại độc tố và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.

Trong số các sản phẩm hấp thụ độc tố nấm mốc, một sản phẩm của công ty công nghệ nông nghiệp Alltech giới thiệu là Mycosorb A+ giúp kết dính các loại độc tố nấm mốc trong quá trình tiêu hóa, và sau đó thải loại khỏi cơ thể vật nuôi. Theo công bố từ công ty Alltech, Mycosorb A+ có thể kết dính và hấp thu hơn 37 loại độc tố khác nhau.

Công nghệ mới giúp có thể xác định độc tố nấm mốc ngay tại trại chăn nuôi.

Để có thể chắc chắn hơn về những loại độc tố nấm mốc tồn tại trong thức ăn, người chăn nuôi hiện tại có thể kham khảo qua chương trình kiểm soát 37+, được giới thiệu trên chuyên trang về độc tố nấm mốc http://www.knowmycotoxins.com . Là một chương trình phân tích chuyên sâu trong phòng thí nghiệm nhằm dò tìm ra các độc tố tồn tại trong các mẫu thức ăn chăn nuôi, quy trình kiểm tra này kéo dài khoảng 2 tuần, với kết quả chi tiết dựa trên 37 loại độc tố hiện có thể phát hiện được thông qua thí nghiệm. Nếu muốn nhanh hơn, hiện tại công ty Alltech có cung cấp dịch vụ kiểm tra nhanh có thể có kết quả trong vài ngày.

Độc tố nấm mốc là một vấn đề quan trọng trong chăn nuôi, nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ nhiều phía. Với những công nghệ mới, việc khống chế và giảm thiểu thiệt hại do độc tố nấm mốc gây ra đã có thể được áp dụng, góp phần gia tăng năng suất chăn nuôi và đem đến lợi nhuận cao hơn dành cho người nông dân. Việc áp dụng những công nghệ mới nhất của khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu thức ăn chăn nuôi là sự đóng góp vào việc phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, an toàn cho con người và đem lại lợi nhuận lớn.

Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Alltech Việt Nam - Lô 246/2 Đường số 12, KCN Amata, Biên Hòa, Đồng Nai. Điện thoại: 0251-3936521.

Nguồn PC World: http://pcworld.com.vn/articles/kinh-doanh/2017/08/1252354/loai-bo-doc-to-nam-moc-trong-thuc-an-chan-nuoi-bang-cong-nghe-cao/