Lo tình báo Nga, Mỹ sẽ rút Hiệp ước Bầu trời Mở?

Tổng thống Donald Trump có thể đã ký tài liệu rút Mỹ khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở trước các lo ngại tình báo Nga.

Tờ Wall Street Journal mới đây dẫn các nguồn tin trong chính quyền Mỹ cho hay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký tài liệu về ý định rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở.

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đã ký chuẩn bị các bước để Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở.

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đã ký chuẩn bị các bước để Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở.

Được biết, hiện chưa có quyết định cuối cùng về việc Washington sẽ rút khỏi Hiệp ước và ngừng tuân thủ mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Mỹ được quy định trong Hiệp ước này. Tuy nhiên, nhiều quan điểm từ Nhà Trắng cho thấy Hiệp ước Bầu trời Mở tạo điều kiện thuận lợi cho tình báo Nga có cơ hội thu thập thông tin tình báo ở Mỹ.

Họ khẳng định, Nga đã ngăn cản Mỹ và Canada thực hiện các chuyến bay quan sát theo Hiệp ước ở phần châu Âu của nước này vào ngày 20/9/2019.

Thông tin về việc Mỹ sắp rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở từng được Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Mỹ là Eliot Engel đề cập tới. Ông thông báo về việc nước này đang xem xét rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở và bày tỏ lo ngại về khả năng điều này sẽ sớm được thông qua.

Trong lá thư gửi tới tân Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O MuffBrien, Nghị sĩ Eliot Engel cho biết: "Tôi cảm thấy lo ngại sâu sắc trước các thông tin rằng chính quyền của Tổng thống Trump đang xem xét rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở" đồng thời "kêu gọi phản đối mạnh mẽ một hành động liều lĩnh như vậy".

Theo cây viết chuyên về quan hệ quân sự Fred Kaplan đã viết trên trang Slate hai tuần trước từng cho biết, Tổng thống Trump dường như đã ký tài liệu cho phép Mỹ rời khỏi Hiệp ước này mà không hỏi ý kiến bất cứ sĩ quan quân sự hay nhà ngoại giao và cộng đồng tình báo nào.

New York Times cũng đưa tin về động thái chuẩn bị của chính quyền Mỹ và chỉ trích, ông Trump đã hết lần này đến lần khác đều bỏ qua các cố vấn cấp cao của mình và cả Quốc hội khi rũ bỏ các cam kết quốc tế, như thỏa thuận hạt nhân với Iran và Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung INF.

Điều đáng chú ý rằng, với việc rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, Mỹ không chỉ giúp tránh né những rada của Nga thăm dò nước này mà còn giúp họ tự ý phát triển những vũ khí không ai biết được.

Hiệp ước Bầu trời Mở ký năm 1992 giữa Mỹ, Nga và một số quốc gia châu Âu, có hiệu lực từ năm 2002 nhằm thúc đẩy tính minh bạch về hoạt động quân sự.

Theo hiệp ước này, 34 quốc gia thành viên được quyền tiến hành các chuyến bay giám sát trên không phận của nhau, nhưng phải thông báo trước 72 giờ để nước chủ nhà có thời gian phản hồi.

Mục tiêu của Hiệp ước Bầu trời mở là xây dựng lòng tin thông qua tính minh bạch, đặc biệt là giữa Nga và Mỹ.

Hiệp ước này đặc biệt hữu ích cho Mỹ và Châu Âu trong việc giám sát các hoạt động của quân đội Nga trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Dù đổ lỗi cho Nga có thể hoạt động thăm dò, tình báo nhưng Mỹ cũng vì đó mà mất đi các quyền bay giám sát trên bầu trời Nga.

Ngoài ra, mục đích của Hiệp ước Bầu trời Mở cũng bao gồm cả ý nghĩa tốt đẹp là hợp tác chia sẻ dữ liệu thu thập được và đôi khi là chia sẻ cả chi phí cho việc này.

Lâu nay, Mỹ không chia sẻ dữ liệu mà các vệ tinh của họ thu được. Nếu các quốc gia tham gia Hiệp ước Bầu trời Mở được thực hiện các chuyến bay giám sát thì hình ảnh, dữ liệu có thể được chia sẻ nhanh chóng và rộng rãi hơn nhiều.

Chuyên gia Alexandra Bell và Anthony Wier thuộc Hiệp hội kiểm soát vũ khí phi đảng phái cho biết, các máy bay giám sát có độ linh hoạt cao hơn các vệ tinh. Các chuyến bay có thể được thực hiện chỉ với một thông báo trong 24-72 giờ, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với vài ngày để đặt một vệ tinh. Chúng có thể quay lại nếu cần để quốc gia thực hiện chuyến bay đó muốn có một bộ ảnh toàn diện hơn.

Hồi năm 2017, Mỹ và Nga đã từng áp dụng các hạn chế đối với hoạt động bay giám sát lẫn nhau.

Nga đã hạn chế một số chuyến bay quan sát nhất định đối với các căn cứ tên lửa của mình ở Kalingrad, ở vùng Chechnya và vùng Nam Ossetia và Abkhazia.

Nhưng Mỹ cũng đã đáp trả bằng cách áp đặt các giới hạn của riêng mình đối với Nga và đã có một số thành công trong việc đưa Nga trở lại tuân thủ hiệp ước thông qua quá trình giải quyết tranh chấp hiệp ước.

Rõ ràng các quốc gia tham gia Hiệp ước có nhiều lợi ích hơn là những rủi ro mà họ tính tới.

Hiệp ước Bầu trời Mở ký năm 1992 giữa Mỹ, Nga và một số quốc gia châu Âu, có hiệu lực từ năm 2002 nhằm thúc đẩy tính minh bạch về hoạt động quân sự.

Theo hiệp ước này, 34 quốc gia thành viên được quyền tiến hành các chuyến bay giám sát trên không phận của nhau, nhưng phải thông báo trước 72 giờ để nước chủ nhà có thời gian phản hồi.

Hải Lâm

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/lo-tinh-bao-nga-my-se-rut-hiep-uoc-bau-troi-mo-3390295/