Lo khi giá điện lại tăng

Câu chuyện điện tăng giá thêm một lần nữa gây ra những ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống xã hội. Và dường như mỗi lần tăng giá điện lại báo hiệu cho một đợt nâng giá của nhiều loại mặt hàng khác.

Giá cả dễ kéo nhau tăng

Cuối giờ chiều ngày 30-11, Bộ Công thương công bố tăng giá điện từ 1.622,01 đồng/kWh lên mức giá mới là 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT) kể từ ngày 1-12 khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Đặc biệt là những đơn vị kinh doanh và doanh nghiệp (DN) các ngành tiêu thụ điện lớn như sản xuất sắt thép, xi-măng... Thời điểm cuối năm, nhu cầu sử dụng điện tăng cao khiến các đơn vị sử dụng nguồn điện lớn trong sản xuất, kinh doanh lo ngại. Cùng với đó việc tăng giá điện bất ngờ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân, bởi các mặt hàng khác cũng có xu hướng tăng theo.

Anh Nguyễn Văn Hùng (quận Đống Đa, Hà Nội) than thở: “Nếu giá điện, gas tăng đồng loạt như vậy chắc chắn người dân lại phải đối mặt một đợt tăng giá mới”. Anh cho biết, mỗi lần các mặt hàng điện, nước, xăng dầu... chỉ một thứ tăng là gia đình anh phải tính toán co kéo chi tiêu sinh hoạt hằng ngày. Giờ nếu những mặt hàng này “rủ nhau” tăng giá cùng lúc, gia đình sẽ phải đối mặt khó khăn, đặc biệt trong thời điểm cuối năm. “Cái tôi sợ hơn là mọi hàng hóa khác cũng sẽ tăng theo giá điện, khi đó tiền chợ hằng ngày bị ảnh hưởng nhiều lần chứ không phải vài chục nghìn đồng tiền điện. Khi ấy, không chỉ bữa cơm của nhiều gia đình mỗi ngày lại bị hao hụt đi một phần mà các khoản phí khác như tiền học cho con, phí đi lại... cũng sẽ phát sinh”, anh chia sẻ.

Với nhiều cán bộ, viên chức Nhà nước, tầng lớp công nhân, người lao động hay sinh viên... cuộc sống thường ngày vốn đã chật vật, nay sẽ gặp thêm khó khăn khi mọi mặt hàng đều có xu hướng tăng nhanh. Chị Lê Thị Huyền (Kim Giang, Thanh Xuân) đặt câu hỏi: Nhiều lần, việc điều chỉnh giá điện bất hợp lý dù được các chuyên gia cho là bất cập. Trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn như hiện nay thì liệu có hợp lý?

Nhiều tác động bất lợi cho người dân

Vợ chồng chị Huyền đều là công chức Nhà nước, lương tăng không đáng là bao, nên mỗi khi các loại hàng hóa sinh hoạt tăng giá chị đều ngán ngẩm. “Mỗi lần nghe đến việc tăng giá bất kỳ mặt hàng nào là tôi lại lo lắng. Điện tăng giá sẽ phải tăng thêm chi phí, mà tiền lương không thay đổi sẽ gây khó khăn rất lớn trong cân đối chi tiêu”, chị Huyền bức xúc.

Tại các chợ đầu mối phía nam, Ngã Tư Sở, Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội)... giá cả các mặt hàng thực phẩm vẫn khá bình ổn trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, không ít tiểu thương đang tỏ ra e ngại. “Trong vài ngày tới, các mặt hàng có lẽ sẽ biến động nhiều hơn. Đến lúc đó, chúng tôi buộc phải điều chỉnh giá theo thị trường mặc dù không muốn vì khi tăng giá như vậy, lượng hàng hóa bán ra sẽ khó hơn”, một tiểu thương cho biết.

Thực tế cho thấy, mỗi khi các mặt hàng độc quyền như điện, gas, xăng tăng giá thì giá cả thực phẩm “leo thang” ở các chợ đầu mối, chợ dân sinh... cũng là phổ biến. Chị Vũ Thị Yên, tiểu thương chợ Giáp Bát (quận Hoàng Mai) chia sẻ: “Nhiều khi lấy hàng về có thể tăng thêm một, hai giá bán nhưng tôi vẫn bán với giá cũ vì tăng giá lên dễ mất khách lắm, trong khi nếu bán dù có thấp hơn vài nghìn đồng nhưng bù lại sẽ bán được nhiều hơn, chủ yếu thêm công làm lãi chứ không thì ế ẩm”. Theo chị Yên, trong thời buổi kinh doanh hiện nay, các tiểu thương phải chia sẻ lợi nhuận với người tiêu dùng và nếu bán giá rẻ hơn, người mua sẽ yên tâm mua nhiều hơn. Đó chính là lý do mà điện và gas đã tăng giá mà giá cả trên thị trường mới chỉ biến động nhẹ. Tuy nhiên, để có được sự ổn định đó thì tiểu thương đang rơi vào tình trạng rất... khó sống vì chưa bao giờ buôn bán khó khăn như bây giờ.

Lâu nay, mỗi khi tăng giá một mặt hàng nào đó, các DN cung ứng sản phẩm bán ra đều tìm lý do để biện minh. Thế nên, trong biên độ giá điện tăng 6,08%, tưởng như không cao, nhưng những tác động gián tiếp của giá điện có thể làm cho chi phí đầu vào tăng lên rất nhiều ở các ngành nghề khác, kéo theo sự tăng giá trên diện rộng của nhiều mặt hàng. Do đó, mỗi khi các mặt hàng đặc biệt này tăng giá, người tiêu dùng dù là người nghèo hay người giàu đều sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi quy luật khách quan của thị trường.

Giá cả dễ kéo nhau tăng

Cuối giờ chiều ngày 30-11, Bộ Công thương công bố tăng giá điện từ 1.622,01 đồng/kWh lên mức giá mới là 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT) kể từ ngày 1-12 khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Đặc biệt là những đơn vị kinh doanh và doanh nghiệp (DN) các ngành tiêu thụ điện lớn như sản xuất sắt thép, xi-măng... Thời điểm cuối năm, nhu cầu sử dụng điện tăng cao khiến các đơn vị sử dụng nguồn điện lớn trong sản xuất, kinh doanh lo ngại. Cùng với đó việc tăng giá điện bất ngờ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân, bởi các mặt hàng khác cũng có xu hướng tăng theo.

Anh Nguyễn Văn Hùng (quận Đống Đa, Hà Nội) than thở: “Nếu giá điện, gas tăng đồng loạt như vậy chắc chắn người dân lại phải đối mặt một đợt tăng giá mới”. Anh cho biết, mỗi lần các mặt hàng điện, nước, xăng dầu... chỉ một thứ tăng là gia đình anh phải tính toán co kéo chi tiêu sinh hoạt hằng ngày. Giờ nếu những mặt hàng này “rủ nhau” tăng giá cùng lúc, gia đình sẽ phải đối mặt khó khăn, đặc biệt trong thời điểm cuối năm. “Cái tôi sợ hơn là mọi hàng hóa khác cũng sẽ tăng theo giá điện, khi đó tiền chợ hằng ngày bị ảnh hưởng nhiều lần chứ không phải vài chục nghìn đồng tiền điện. Khi ấy, không chỉ bữa cơm của nhiều gia đình mỗi ngày lại bị hao hụt đi một phần mà các khoản phí khác như tiền học cho con, phí đi lại... cũng sẽ phát sinh”, anh chia sẻ.

Với nhiều cán bộ, viên chức Nhà nước, tầng lớp công nhân, người lao động hay sinh viên... cuộc sống thường ngày vốn đã chật vật, nay sẽ gặp thêm khó khăn khi mọi mặt hàng đều có xu hướng tăng nhanh. Chị Lê Thị Huyền (Kim Giang, Thanh Xuân) đặt câu hỏi: Nhiều lần, việc điều chỉnh giá điện bất hợp lý dù được các chuyên gia cho là bất cập. Trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn như hiện nay thì liệu có hợp lý?

Nhiều tác động bất lợi cho người dân

Vợ chồng chị Huyền đều là công chức Nhà nước, lương tăng không đáng là bao, nên mỗi khi các loại hàng hóa sinh hoạt tăng giá chị đều ngán ngẩm. “Mỗi lần nghe đến việc tăng giá bất kỳ mặt hàng nào là tôi lại lo lắng. Điện tăng giá sẽ phải tăng thêm chi phí, mà tiền lương không thay đổi sẽ gây khó khăn rất lớn trong cân đối chi tiêu”, chị Huyền bức xúc.

Tại các chợ đầu mối phía nam, Ngã Tư Sở, Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội)... giá cả các mặt hàng thực phẩm vẫn khá bình ổn trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, không ít tiểu thương đang tỏ ra e ngại. “Trong vài ngày tới, các mặt hàng có lẽ sẽ biến động nhiều hơn. Đến lúc đó, chúng tôi buộc phải điều chỉnh giá theo thị trường mặc dù không muốn vì khi tăng giá như vậy, lượng hàng hóa bán ra sẽ khó hơn”, một tiểu thương cho biết.

Thực tế cho thấy, mỗi khi các mặt hàng độc quyền như điện, gas, xăng tăng giá thì giá cả thực phẩm “leo thang” ở các chợ đầu mối, chợ dân sinh... cũng là phổ biến. Chị Vũ Thị Yên, tiểu thương chợ Giáp Bát (quận Hoàng Mai) chia sẻ: “Nhiều khi lấy hàng về có thể tăng thêm một, hai giá bán nhưng tôi vẫn bán với giá cũ vì tăng giá lên dễ mất khách lắm, trong khi nếu bán dù có thấp hơn vài nghìn đồng nhưng bù lại sẽ bán được nhiều hơn, chủ yếu thêm công làm lãi chứ không thì ế ẩm”. Theo chị Yên, trong thời buổi kinh doanh hiện nay, các tiểu thương phải chia sẻ lợi nhuận với người tiêu dùng và nếu bán giá rẻ hơn, người mua sẽ yên tâm mua nhiều hơn. Đó chính là lý do mà điện và gas đã tăng giá mà giá cả trên thị trường mới chỉ biến động nhẹ. Tuy nhiên, để có được sự ổn định đó thì tiểu thương đang rơi vào tình trạng rất... khó sống vì chưa bao giờ buôn bán khó khăn như bây giờ.

Lâu nay, mỗi khi tăng giá một mặt hàng nào đó, các DN cung ứng sản phẩm bán ra đều tìm lý do để biện minh. Thế nên, trong biên độ giá điện tăng 6,08%, tưởng như không cao, nhưng những tác động gián tiếp của giá điện có thể làm cho chi phí đầu vào tăng lên rất nhiều ở các ngành nghề khác, kéo theo sự tăng giá trên diện rộng của nhiều mặt hàng. Do đó, mỗi khi các mặt hàng đặc biệt này tăng giá, người tiêu dùng dù là người nghèo hay người giàu đều sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi quy luật khách quan của thị trường.

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-dothi/item/34968402-lo-khi-gia-dien-lai-tang.html