Lộ diện vũ khí mới trên xe chiến đấu bộ binh Armata

Nguyên mẫu xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata xuất hiện với module chiến đấu tự động trang bị khẩu pháo 57mm với uy lực, sức công phá vượt xa pháo 30mm truyền thống trước đây.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Quân sự - Kỹ thuật Quốc tế lần thứ 5 (Army 2019) chính thức khai màn ngày 25/6 tại Kubinka, Tổng Công ty Nghiên cứu - Sản xuất Uralvagonzavod chính thức giới thiệu nguyên mẫu xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata trang bị module chiến đấu DUBM-57 Kinzhal trang bị pháo tự động 57mm. Nguồn ảnh: SAID AMINOV

Trong khuôn khổ Diễn đàn Quân sự - Kỹ thuật Quốc tế lần thứ 5 (Army 2019) chính thức khai màn ngày 25/6 tại Kubinka, Tổng Công ty Nghiên cứu - Sản xuất Uralvagonzavod chính thức giới thiệu nguyên mẫu xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata trang bị module chiến đấu DUBM-57 Kinzhal trang bị pháo tự động 57mm. Nguồn ảnh: SAID AMINOV

Có một điều cần lưu ý, pháo 57mm hiện đang được xem là vũ khí tiêu chuẩn tương lai dành cho các xe chiến đấu bộ binh tương lai của Quân đội Nga. Dự kiến, Nga có kế hoạch sử dụng cỡ pháo 57mm trên hầu hết các xe chiến đấu bộ binh thế hệ mới và một phần hệ cũ. Nguồn ảnh: SAID AMINOV

So với pháo 30mm, 57mm có sức xuyên cao hơn, dù so với pháo 100mm trên BMP-3 thì sức công phá yếu hơn nhưng bù lại tốc độ bắn nhanh hơn. Nó được cho là giải pháp thống nhất hóa phù hợp nhất trên mọi dòng xe thiết giáp chiến đấu của Quân đội Nga. Nó cho phép duy trì ưu thế hỏa lực của thiết giáp Nga trước các dòng xe thiết giáp hạng nặng của phương Tây. Nguồn ảnh: SAID AMINOV

Cận cảnh đồ họa module vũ khí DUBM-57 Kinzhal do Viện nghiên cứu TW Burevestnik nghiên cứu phát triển. Nguồn ảnh: SAID AMINOV

Module chiến đấu DUBM-57 Kinzhal có trọng lượng 3.850kg, trang bị pháo tự động 57mm với 80 viên đạn và súng máy 7,62mm PKTM với 1.000 viên đạn cùng 2 tên lửa chống tăng 9M120 Ataka. Nguồn ảnh: Wikipedia

Cận cảnh hai quả đạn 9M120 Ataka có tầm bắn từ 400m tới 6km, trang bị đầu nổ dạng tandem cho phép xuyên thép dày 800mm đằng sau giáp ERA. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trên module ngoài hỏa lực còn được tích hợp các khí tài trinh sát – điều khiển hỏa lực, xạ thủ sẽ ngồi hoàn toàn trong capsule an toàn điều khiển bằng hệ thống như trò chơi game. Nguồn ảnh: Wikipedia

Ngoài module Dagger, xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata ban đầu được trang bị module chiến đấu Bumerang-BM với một khẩu 30mm và 4 tên lửa chống tăng Kornet-EM cùng súng máy PKT-7,62mm. Nguồn ảnh: Wikipedia

T-15 Armata cùng sử dụng chung khung gầm với siêu tăng T-14 Armata nên sở hữu khả năng bảo vệ "vô đối" với giáp dày tương đương 1.200-1.400mm thép với đạn chống tăng HEAT. Nguồn ảnh: Wikipedia

Nó được trang bị động cơ diesel 1.500 mã lực cùng hộp số tự động cho tốc độ tối đa đạt tới 65-70km/h dù có trọng lượng tới 48 tấn. Trong ảnh, phần ống xả động cơ nằm ở đầu mũi chứng tỏ động cơ nằm đầu, giữa là capsule kíp lái và đuôi là khoang chở quân. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đa số các dòng xe thiết giáp mới của Nga đều thiết kế khoang chở quân với cửa hậu thay vì cửa hông thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Wikipedia

Video review sức mạnh xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata. Nguồn: Youtube

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/lo-dien-vu-khi-moi-tren-xe-chien-dau-bo-binh-armata-1241864.html