'Lộ diện' các trung tâm dữ liệu bí mật của Google

Mỗi khi bạn sử dụng một sản phẩm của Google, bạn đang kết nối với một trong các trung tâm dữ liệu của 'gã khổng lồ' này trên khắp thế giới. Mặc dù Google luôn giữ bí mật khá kỹ các trung tâm này nhưng mới đây hãng đã tiết lộ một số hình ảnh cho thấy mức độ hoành tráng của chúng.

Mạng cáp quang của Google chạy với tốc độ nhanh gấp 200.000 lần so với mạng Internet gia đình.

Hãy cùng dạo một vòng quanh các trung tâm dữ liệu của Google qua những hình ảnh dưới đây:

Google có các trung tâm dữ liệu tại 14 địa điểm khác nhau, bao gồm Hà Lan, Singapore, Chile... Đây là một trung tâm dữ liệu tại Phần Lan.

Google có các trung tâm dữ liệu tại 14 địa điểm khác nhau, bao gồm Hà Lan, Singapore, Chile... Đây là một trung tâm dữ liệu tại Phần Lan.

Các trung tâm dữ liệu cung cấp gần như tất cả các dịch vụ của Google, do đó, chúng cần phải chạy 24/24 giờ.

Bề ngoài, các trung tâm này trông không khác gì các văn phòng khác của Google.

Nhưng một khi bạn đi vào bên trong, bạn sẽ thấy các kệ và giá đỡ của máy chủ và máy tính lưu trữ được sắp xếp như thế này.

Những máy chủ xử lý tất cả mọi thứ từ xử lý hàng tỷ tìm kiếm đến lưu trữ video Youtube hay bảo vệ email của bạn khỏi sự tấn công của virus.

Google cho biết các mạng cáp quang của hãng chạy với tốc độ nhanh gấp 200.000 lần so với kết nối Internet gia đình điển hình.

Đây là lối đi đằng sau máy chủ. Nó có hàng trăm bộ làm mát cho các máy chủ. Các đèn chiếu sáng màu xanh lá cây hiển thị trạng thái hoạt động của máy chủ.

Google tùy chỉnh thiết kế các máy chủ để chúng gọn gàng và hoạt động hết công suất.

Để đảm bảo người dùng có thể truy cập nhanh vào cơ sở dữ liệu, các ngân hàng dữ liệu của Google sẽ lưu trữ mỗi phần dữ liệu trên ít nhất hai máy chủ.

Google lưu trữ một bản sao các dữ liệu quan trọng nhất trên băng kỹ thuật số trong một nơi gọi là "Tape Library".

Đây là nơi các băng sao lưu được lưu trữ. Có cánh tay robot có thể tự động nạp và xả băng.

Khi một bản sao lưu băng vỡ, Google ngay lập tức phá hủy nó bằng một máy xay đĩa.

Mike Barham, một kỹ thuật viên làm việc tại trung tâm dữ liệu Dalles, Oregon, Mỹ đang sửa chữa một bo mạch chủ ở đây, nhưng nếu không thể sửa chúng, anh sẽ phá vỡ chúng thành nguyên liệu và tái chế.

Một nhân viên khác tên là Jeff Hajer đang chăm chỉ làm việc trong một khu vực chế tạo tại trung tâm Lenoir của Google.

Nhân viên Google được hưởng một số đặc quyền khá thú vị. Tại trung tâm dữ liệu ở Phần Lan này, có phòng họp nằm ngay bên ngoài một phòng tắm hơi luôn sẵn sàng phục vụ cho tất cả nhân viên.

Nhân viên Jon Rogers tại trung tâm dữ liệu Bắc Carolina sử dụng một dụng cụ đặc biệt để kiểm tra tình trạng của các đường ống bên dưới.

Roger Harris kiểm tra cơ sở hạ tầng của các máy chủ. Ông nói rằng công việc của ông là "cho phép Google làm những gì mà nó đang làm".

Đây là trạm điều khiển giám sát các trung tâm dữ liệu. Nó có thể nhận được các thông báo và xác nhận cần sửa chữa cái gì.

Trung tâm dữ liệu ở South Carolina có bồn chứa có thể chứa tới 240.000 lít nước, được sử dụng để làm mát trung tâm dữ liệu.

Những đường ống đầy màu sắc được sử dụng để chuyển nước làm mát trung tâm dữ liệu. Nhân viên Google sẽ sử dụng một chiếc G-Bike để di chuyển xung quanh trung tâm dữ liệu.

Ảnh chụp hơi nước thoát ra từ trung tâm dữ liệu tại Oregon Dalles khi nó hạ nhiệt.

Nó tạo nên một khung cảnh thực sự ấn tượng.

Để tiết kiệm nước, Google đang thử nghiệm hồ giữ nước mưa này trong trung tâm dữ liệu South Caroline.

Đây là trung tâm dữ liệu tại Council Bluffs, Iowa. Tại đây có thể dễ dàng bắt gặp những chú hươu đi xung quanh.

Ăng-ten khổng lồ này sẽ gửi và nhận tín hiệu rồi truyền qua hệ thống cáp quang đến từng nhà trên toàn thế giới. Nó cũng là nguồn tín hiệu chính của dịch vụ truyền hình Google Fiber.

KIỀU CHÂU

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/noi-dung-so/lo-dien-cac-trung-tam-du-lieu-bi-mat-cua-google-1123929.html