Lộ diện các tin tức giả mạo thời bầu cử ông Trump

Hồi chạy đua Tổng thống, ông Trump đã chỉ trích tin tức giả mạo gây bất lợi cho mình, đến nay một nhà báo đã lộ diện.

Sau khi nhà báo người Đức Claas Relotius - phóng viên của tờ Der Spiegel - thừa nhận đã bịa ra những câu chuyện trong bài báo của mình viết về Syria, những bài báo khác của ông đã bị đào bới lại và lộ ra những thông tin giả mạo phức tạp hơn, đó là các bài viết mang tính chính trị.

Một phần thị trấn Fergus Falls ở bang Minnesota

Hồi năm 2016, khi nước Mỹ đang tập trung cho cuộc bầu cử Tổng thống với sự xuất hiện của một tỷ phú Mỹ chưa có kinh nghiệm chính trị ông Donald Trump, nhà báo người Đức này đã có một bài viết mang xu hướng chống lại ông.

Claas Relotius đã viết về một thị trấn nhỏ Fergus Falls ở bang Minnesota đã ủng hộ ông Trump là một nhóm người lạc hậu, phân biệt chủng tộc, ủng hộ việc chống người nhập cư. 70,4% cử tri ở Fergus Falls đã bầu chọn cho ông Trump.

Trong đoạn mở đầu, Relotius mô tả biểu tượng của thị trấn tại cổng chào là một thông điệp phân biệt chủng tộc. Bốn ngày sau khi ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ, tấm biển được viết thêm "Người Mexico hãy tránh xa".

Khi Claas Relotius đến thị trấn này để viết bài, ông đã nói với các cư dân ở đây rằng, ông đang tìm hiểu để viết bài về tình trạng nông thôn của nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump.

Tuy nhiên, một tháng sau sau khi nhà báo của tờ Der Spiegel nổi tiếng của Đức đăng tải bài viết về thị trấn Fergus Falls, nội dung đã bị thiên lệch theo quan điểm của riêng những người bảo thủ, đang sử dụng súng ở thị trấn. Hơn nữa, nhiều chi tiết còn bị sai lệch một cách trắng trợn, Washington Post dẫn lời Michele Anderson - một nhà phát triển cộng đồng ở thị trấn.

Michael Anderson cho biết, dòng chữ "Người Mexico hãy tránh xa" chưa bao giờ được nhìn thấy ở bất cứ đâu tại trị trấn chứ không phải được viết ở ngay cổng chào như nhà báo Đức từng viết.

Trong khi đó, Relotius cũng chỉ dựa vào các thông tin mà ông hỏi được từ những người có quan điểm bảo thủ, những ông chủ nhiều tiền ở thị trấn để đánh đồng với đa số người dân ở đây và cố gắng truyền tải thông điệp rằng: chỉ có những người đồng tính phân biệt chủng tộc mới ủng hộ Tổng thống Trump.

Một cư dân của Fergus Falls nói với The Political Insider: "Anh ấy đã bịa đặt ra những câu chuyện, hư cấu hoàn toàn về những con người hay sự kiện trong cộng đồng của chúng tôi. Đây thực sự là "Tin tức giả mạo".

Một trong những cách mà Claas Relotius thường viết là chọn những vấn đề chung chung và ở những khu vực hẻo lánh, khó xác thực. Một phần vì những người dân ở đó ít có cơ hội tiếp xúc các bài báo nước ngoài và dịch lại chúng.

Claas Relotius từng nhận giải thưởng nhà báo của CNN.

Der Spiegel sau đó đã lên tiếng thừa nhận đang kiểm tra xác minh các thông tin từ bài báo của Claas Relotius mà tờ này đã đăng tải và thiếu kiểm chứng.

Tổng biên tập mới của tờ tạp chí Đức này sẽ đảm nhiệm vào tháng 2/2019 là Ullrich Fichtner đã nhận xét rằng, nhiều nội dung bài báo khó mà xác minh được các thông tin.

Liên quan đến câu chuyện về thị trấn nằm ở biên giới Mỹ- Mexico như Fergus Falls, đại diện tạp chí này cho biết, "khó có thể xác minh gì nhiều với các dữ liệu được đề cập tới trong bài báo. Các bằng chứng được lưu trữ bằng kỹ thuật số quả là rất khó khăn đối với một nhà báo lang thang giữa sa mạc ở nước ngoài".

Claas Relotius cho biết đã làm mất hoặc lạc các ghi âm phỏng vấn của ông trong chuyến đi đến thị trấn hẻo lánh ở biên giới Mỹ- Mexico.

Tuy nhiên, Michael Anderson cho biết, có nhiều thứ để xác minh một thông tin đã được đăng tải rộng rãi trên báo chí và cách dễ dàng nhất là gọi một cuộc điện thoại.

Nhưng điều gì đã không thôi thúc tờ tạp chí Đức làm điều đó?

Der Spiegel đã đăng tải nhiều bài viết mang xu hướng chống Trump, phần nhiều trong số đó là của Claas Relotius.

Vào năm 2017, họ đã hỏi huyền thoại nhạc Rock Steven Patrick Morrissey một câu hỏi: "Nếu có một nút nhấn ở đây và nếu nhấn nó thì ông Trump sẽ chết, bạn có nhấn nó hay không?".

Đầu năm 2017, họ đã công bố một bức ảnh bìa cho thấy Tổng thống Trump chặt đầu tượng Nữ thần Tự do.

Sự thừa nhận của tạp chí Der Spiegel trước một nhà báo hàng đầu của họ là đã bịa đặt các bài viết, thậm chí Relotius là người đi đầu trong việc tuyên truyền chống Tổng thống Trump - thực sự là một việc đáng chú ý.

Trước và sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông Trump đã đề cập nhiều lần tới các tin tức giả mạo được truyền thông thế giới đề cập đến ông, đến xu hướng chống lại ông để gây bất lợi và dẫn tới một kết quả thiếu công bằng cho cuộc bầu cử Tổng thống.

Sự thừa nhận của Der Spiegel là một minh chứng cho những lời nói cần thời gian mới được xác minh của Tổng thống Mỹ.

Truyền thông Mỹ đã bắt đầu bấn loạn vì sự kiện Claas Relotius và những bài báo sai sự thật.

Khi đưa tin về vụ nhà báo Claas Relotius, tờ Washington Post đã viết: "Một khi tin tức thực sự là giả mạo...".

Trong khi đó, tạp chí thường xuyên được gọi là "Fake News" - Fox News đã đá xoáy CNN vì đã vinh danh Claas Relotius cho Giải thưởng "Nhà báo của năm".

CNN thì vội vàng khẳng định họ chưa bao giờ đăng tải các bài báo của Claas Relotius trên hệ thống nào của họ.

Sơn Dương

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/lo-dien-cac-tin-tuc-gia-mao-thoi-bau-cu-ong-trump-3372242/