Lộ bằng chứng sự sống trên sao Hỏa, nhà khoa học mừng ra mặt

Tàu thám hiểm Curiosity của NASA đã có phát hiện đáng ngạc nhiên về bằng chứng của sự sống trên sao Hỏa, điều này khiến các nhà khoa học vô cùng hào hứng đi tìm câu trả lời.

Tàu thám hiểm Curiosity của NASA sau khi hạ cánh xuống miệng núi lửa Gale đã tiến hành điều tra các đá trầm tích giàu đất sét để tìm kiếm dấu hiệu về sự sống trên sao Hỏa.

Tàu thám hiểm Curiosity của NASA sau khi hạ cánh xuống miệng núi lửa Gale đã tiến hành điều tra các đá trầm tích giàu đất sét để tìm kiếm dấu hiệu về sự sống trên sao Hỏa.

Đất sét được xem là dấu hiệu tốt của sự sống vì thường được tạo ra khi các khoáng chất đá biến mất và thối rữa sau khi tiếp xúc với nước - một thành phần quan trọng cho sự sống. Nó cũng là một vật liệu tuyệt vời để lưu trữ các hóa thạch vi sinh vật.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu hai mẫu đá bùn cổ, một loại đá trầm tích có chứa đất sét, từ các mảng của lòng hồ đã cạn, các nhà khoa học phát hiện ra một mảng chứa chỉ bằng một nửa lượng khoáng sét dự kiến.

Nguyên nhân khiến đất sét biến mất có thể do nước muối. Nước siêu mạnh rò rỉ vào các lớp đất sét giàu khoáng chất, làm chúng mất ổn định, cuốn trôi và xóa sạch các mảng địa chất, có thể cả sinh vật.

"Chúng tôi từng cho rằng một khi những lớp khoáng sét này hình thành dưới đáy hồ ở Miệng núi lửa Gale, chúng sẽ ở nguyên như vậy, lưu giữ khoảnh khắc hình thành trong hàng tỷ năm", Tom Bristow - nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA cho biết.

Quá trình biến đổi hóa học trong trầm tích được gọi là diagenesis. Nó có thể đã tạo ra sự sống mới bên dưới sao Hỏa ngay cả khi đã xóa một số bằng chứng về sự sống cũ trên bề mặt.

Mặc dù các dấu hiệu về sự sống có thể đã bị xóa trong các mảng nước muối, nhưng phản ứng hóa học do dòng nước mặn mang lại có thể đã tạo điều kiện cho nhiều sự sống sinh sôi ở vị trí này.

“Đây là những nơi tuyệt vời để tìm kiếm bằng chứng về sự sống cổ đại và đánh giá khả năng sinh sống. Mặc dù quá trình này có thể xóa dấu hiệu của sự sống trong hồ nguyên thủy, nhưng nó tạo ra các gradient hóa học cần thiết để hỗ trợ sự sống dưới bề mặt" John Grotzinger, giáo sư địa chất tại Viện Công nghệ California, Mỹ cho biết.

Trước đó, nhóm khoa học dẫn đầu bởi Viện Công nghệ California đã mô hình hóa các hạt khí mê-tan mà tàu thám hiểm Curiosity phát hiện trong quá trình thăm dò Sao Hỏa và cho rằng nó phải được tạo ra gần đây bởi sinh vật sống.

Curiosity đã phát hiện mê-tan tổng cộng 6 lần trong những năm thăm dò Sao Hỏa. Kết hợp với các dữ liệu về tốc độ gió, hướng gió tại thời điểm phát hiện, nhóm nghiên cứu đã truy tìm nguồn gốc phát ra số ký này.

Họ đã tìm thấy một vùng phát mê-tan đang hoạt động ở phía Tây và Tây Nam vị trí Curiosity đang hoạt động, tức vùng đáy một miệng hố va chạm. Hầu hết mê-tan trên Trái Đất đều có nguồn gốc sinh học và theo các chuyên gia, trên Sao Hỏa cũng vậy.

Ngay cả khi có nguồn gốc phi sinh học, nó cũng phải được tạo ra bởi hoạt động địa chất gắn liền với sự hiện diện của nước lỏng, là các yếu tố cho phép sự sống sinh tồn.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/lo-bang-chung-su-song-tren-sao-hoa-nha-khoa-hoc-mung-ra-mat-1565076.html