Lính Mỹ 'mừng như bắt được vàng' khi được trang bị khẩu súng huyền thoại của... Nga

Bộ phận phụ trách mảng mua sắm của Bộ Quốc phòng Mỹ vừa đăng yêu cầu mua đạn dược cho các vũ khí NATO không sử dụng.

Trong danh mua sắm gồm có hộp đạn súng ngắn Tokarev và Makarov, súng trường tấn công Kalashnikov 5,45 mm và Kalashnikov 7,62 mm, súng máy PKM, PKT, DShK và YakB. Trước khi chính thức đăng tải thông tin này, Bộ chỉ huy Quân đội Mỹ đã tiến hành cuộc khảo sát thị trường để tìm nhà cung cấp các hệ thống vũ khí và đạn dược cho việc giao hàng bên ngoài phần lục địa Mỹ.

Trong danh mua sắm gồm có hộp đạn súng ngắn Tokarev và Makarov, súng trường tấn công Kalashnikov 5,45 mm và Kalashnikov 7,62 mm, súng máy PKM, PKT, DShK và YakB. Trước khi chính thức đăng tải thông tin này, Bộ chỉ huy Quân đội Mỹ đã tiến hành cuộc khảo sát thị trường để tìm nhà cung cấp các hệ thống vũ khí và đạn dược cho việc giao hàng bên ngoài phần lục địa Mỹ.

Việc Mỹ tìm mua vũ khí Nga đã không còn là chuyện mới bởi ngay từ năm 2016, sau khi được phép sản xuất súng trường AK-47, Mỹ tiếp tục sản xuất súng chống tăng RPG-7 của Nga để trang bị cho lực lượng tác chiến đặc biệt nước này.

Công ty AirTronics USA và Chemring Ordnance đã ký hợp đồng phát triển biến thể mới của súng chống tăng nổi tiếng RPG-7. Phiên bản mới của RPG-7 đã được sản xuất loạt tại Mỹ từ quý I năm 2016.

"Thỏa thuận nhằm tạo ra một liên doanh vững mạnh để giới thiệu tới thị trường hệ thống vũ khí vác vai không giật mà chúng tôi tin rằng sẽ vượt trội hơn bất cứ sản phẩm nào tương tự trên thế giới", người đại diện công ty AirTronics USA cho biết.

RPG-7 là loại súng chống tăng vác vai không giật được Liên Xô đưa vào sử dụng từ năm 1961. Loại súng này có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau với từng loại đạn chuyên biệt. Đối với nhiệm vụ chống tăng, nếu RPG-7 dùng đạn 1 tầng PG-7VL cũng đã cho phép xuyên thủng 330mm RHA và khi sử dụng đạn 2 tầng chống ERA PG-7VR thì sức xuyên lên tới 750mm RHA. Với góc chạm tốt RPG-7 có khả năng hạ gục cả 1 chiếc xe tăng chủ lực hiện đại.

Đối với nhiệm vụ chống lô cốt, công sự, RPG-7 được trang bị đạn nhiệt áp TBG-7 có sức công phá tương đương 1 viên đạn pháo 120 mm. Mặc dù đạn TBG-7 không đủ độ chính xác đến mức có thể chui qua lỗ châu mai như một số súng chống tăng thế hệ mới nhưng liệu điều này có thực sự cần thiết khi TBG-7 đủ sức phá sập luôn cái lô cốt đó.

Thậm chí khi không dùng đạn nhiệt áp TBG-7 mà dùng đạn chống tăng PG-7VR để phá tường thì cũng cho hiệu quả hơn: đạn sẽ sử dụng tầng đầu tiên phá thủng tường bê tông để tầng thứ hai chui vào nổ phá từ bên trong.

Với sức mạnh thuyết phục của vũ khí do Liên Xô/ Nga sản xuất, vì vậy không khó hiểu vì sao Mỹ đã quyết định nội địa hóa từ AK-47 đến RPG-7 và tiếp tục tìm mua thêm đạn dược có nguồn gốc từ Nga. Ảnh trong bài: Binh sĩ Mỹ cùng súng AK-47.

Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/linh-my-mung-nhu-bat-duoc-vang-khi-duoc-trang-bi-khau-sung-huyen-thoai-cua-nga/20191227103357675